Hiện nay, nhiều trẻ nhỏ có điện thoại thông minh, thậm chí chiếc ti vi cũng có thể kết nối mạng thì việc phụ huynh cùng xem để theo dõi con mình đang theo dõi gì là chuyện cần kíp. Những "vlog" mới nổi thu hút hàng triệu lượt "like", "view" không phải cái nào cũng hay và mang tính giáo dục.
Hiện nay, nhiều trẻ nhỏ có điện thoại thông minh, thậm chí chiếc ti vi cũng có thể kết nối mạng thì việc phụ huynh cùng xem để theo dõi con mình đang theo dõi gì là chuyện cần kíp. Những “vlog” mới nổi thu hút hàng triệu lượt “like”, “view” không phải cái nào cũng hay và mang tính giáo dục.
Ví dụ cùng là những kênh mới nổi, quay clip về những “sửu nhi” đi siêu thị chơi game kéo bò nhưng cũng có nhiều mức độ khác nhau.
Một vlog ở Bình Dương thử thách kéo bò bằng đầu- dùng trán đập liên tục vào nút để kéo bò, bằng cùi chỏ tay,… vô cùng tai hại nếu những trẻ nhỏ xem và học theo. Thực tế, tại khu trò chơi Vincom Vĩnh Long, tôi đã thấy có trẻ học theo!
Đối với những trẻ mới biết nói, ngoài hạn chế trẻ xem những thiết bị công nghệ thì khi cho trẻ xem chúng ta cần chú ý đến vấn đề ngôn ngữ. Có những clip trên mạng phát âm điệu đà, không rõ ràng thì trẻ vừa khó tiếp thu vừa ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Hãy cùng con xem các chương trình, lắng nghe và thảo luận với trẻ ở mỗi hành động và dạy trẻ thế nào là đúng sai. Ví dụ, trong phim hoạt hình “Chuyện của Đốm” có tập Đốm bỏ nhà ra đi.
Cha mẹ cần giải thích cho con hiểu Đốm bỏ nhà ra đi là không đúng, ra đi bị người xấu bắt cóc,… để trẻ hiểu và không làm theo. Bởi, trẻ như tờ giấy trắng, đôi khi trẻ thấy vui và làm theo những gì học được trên mạng mà chưa biết là lợi hay hại, đúng hay sai.
Trong thời đại công nghệ, chúng ta không thể cấm con em mình tiếp xúc với internet. Song, vấn đề là ở mức độ nào, nên và không nên xem cái gì và bao nhiêu thời gian là đủ?
VĨNH PHÚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin