Xếp loại tốt nghiệp ĐH từ lâu được xem là một trong những tiêu chí tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp; nó ghi nhận sự phấn đấu của sinh viên trong suốt thời gian học. Mặc dù không phải sinh viên có "bằng đẹp" thì 100% giỏi việc nhưng chúng ta không thể phủ nhận đa phần sinh viên tốt nghiệp loại giỏi xứng đáng với bằng cấp của mình.
Xếp loại tốt nghiệp ĐH từ lâu được xem là một trong những tiêu chí tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp; nó ghi nhận sự phấn đấu của sinh viên trong suốt thời gian học. Mặc dù không phải sinh viên có “bằng đẹp” thì 100% giỏi việc nhưng chúng ta không thể phủ nhận đa phần sinh viên tốt nghiệp loại giỏi xứng đáng với bằng cấp của mình.
Đứng ở góc độ là một sinh viên, xếp loại tốt nghiệp khiến các bạn phấn đấu học tập hơn để có tấm bằng đẹp khi ra trường. Nhiều trường ĐH gắn điểm học tập và rèn luyện vào nhau để sinh viên không chỉ biết học mà còn rèn kỹ năng qua các phong trào Đoàn, hoạt động vì cộng đồng. Vậy thì, nếu bỏ xếp loại tốt nghiệp trên bằng có làm các bạn hững hờ học tập hay không?
Ở góc độ doanh nghiệp, họ có cần bằng tốt nghiệp loại gì không? Không phải tất cả đều cần nhưng hầu hết khi tuyển dụng thường ưu tiên hoặc thông báo thẳng: ưu tiên tốt nghiệp loại khá giỏi. Nhưng nếu không có xếp loại trên bằng tốt nghiệp thì doanh nghiệp sẽ nhìn bảng điểm “chọn mặt gửi vàng”.
Thực tế, trước nay nhiều nơi đã yêu cầu người xin việc, đặc biệt là những sinh viên mới ra trường phải có bảng điểm đi kèm. Vậy thì, việc xếp loại hay không xếp loại trên bằng cấp có còn ý nghĩa gì, khi người ta vẫn sẽ tìm kết quả học tập trên những giấy tờ khác?
Tham gia thử cuộc thăm dò ý kiến về việc “có nên bỏ việc xếp loại tốt nghiệp trên bằng ĐH”, trước mắt ở các trang báo lớn, hơn 60% không đồng ý điều này. Tuy nhiên, vấn đề vẫn đang được Bộ GD- ĐT lấy ý kiến.
Thiết nghĩ, việc xếp loại hay không xếp loại trên bằng tốt nghiệp… cũng không sao. Vấn đề là làm sao cho GD-ĐT phát triển xứng đáng với sự quan tâm của tất cả chúng ta.
VĨNH PHÚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin