Hãy lái xe trong tình trạng tỉnh táo!

07:07, 09/07/2019

Luật Giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/7/2009 quy định: Cấm hoàn toàn việc sử dụng rượu, bia đối với lái ô tô khi tham gia giao thông và hạn chế đến mức thấp nhất nồng độ cồn trong máu đối với người lái xe gắn máy. 

Luật Giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/7/2009 quy định: Cấm hoàn toàn việc sử dụng rượu, bia đối với lái ô tô khi tham gia giao thông và hạn chế đến mức thấp nhất nồng độ cồn trong máu đối với người lái xe gắn máy.

Nghị định 34/2010/NĐ-CP cũng quy định rõ mức xử phạt tăng nặng đối với hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn, cụ thể: Phạt từ 4-6 triệu đồng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100ml máu hoặc 0,4 mg/1 lít khí thở; phạt từ 2- 3 triệu đồng với người có nồng độ cồn vượt quá 50- 80 mg/100ml máu hoặc 0,25- 0,4 mg/1 lít khí thở.

Tuy nhiên một số người tham gia giao thông ngó lơ với luật, nên vi phạm vẫn tồn tại và phổ biến. Tai nạn giao thông (TNGT) do nguyên nhân sử dụng rượu, bia vẫn gia tăng, gây khó khăn không ít cho các cơ quan chức năng. Nhiều người điều khiển phương tiện có biểu hiện không hợp tác đối với cảnh sát giao thông khi bị kiểm tra hoặc có hành vi chống đối.

Nguyên nhân tình trạng TNGT chưa được kiềm chế một cách bền vững là do sự lơi lỏng trong công tác quản lý nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông chưa thường xuyên, liên tục và mạnh mẽ. Luật được ban hành (hoặc thay đổi, bổ sung) trên các phương tiện truyền thông nhưng còn một số người chưa biết, chỉ đến khi bị phạt mới rõ.

Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông còn rất yếu kém. Đặc biệt là chưa nhận thức đầy đủ về hiểm họa của việc lạm dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, các cấp, các ngành cần tăng cường giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao nhận thức về an toàn giao thông trong xã hội. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng đối với nhà trường và gia đình.

Song song đó, phải tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông. Đặc biệt, tăng cường phòng, chống và kiểm soát người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia; đẩy mạnh việc thực hiện đội nón bảo hiểm; ngăn chặn học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái mà lái xe. Mọi người nên nói “không” với rượu, bia khi tham gia giao thông để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mình và cho người khác.

NGUYỄN HOÀNG DUY

 

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh