Giải cứu nông sản hay giải bài toán nông sản?

03:02, 27/02/2019

Trên những con đường quê về huyện Tam Bình, hai bên bờ san sát những bao lúa được chất thành đống, được đậy đệm kỹ như "quá lứa lỡ thì" chờ thương lái. Làm ruộng vốn lời không được bao nhiêu, vậy mà ngay vụ bội thu nhất- vụ Đông Xuân- thì giá lúa giảm.

 

 

Lúa chất đống ven lộ ở xã Hậu Lộc
Lúa chất đống ven lộ ở xã Hậu Lộc

Trên những con đường quê về huyện Tam Bình, hai bên bờ san sát những bao lúa được chất thành đống, được đậy đệm kỹ như “quá lứa lỡ thì” chờ thương lái. Làm ruộng vốn lời không được bao nhiêu, vậy mà ngay vụ bội thu nhất- vụ Đông Xuân- thì giá lúa giảm.

Câu chuyện nông sản bấp bênh đã không có gì mới mẻ nữa và điệp khúc giải cứu chỉ có thể giải quyết tạm thời, ngay tức thì. ĐBSCL cần có chiến lược phát triển dài hạn, có đầu tư. Hàng triệu người dân sống ở vựa lúa cả nước khó có thể làm giàu từ cây lúa? Tại sao vậy?

Bên cạnh công cuộc giải cứu trước mắt cho vụ Đông Xuân, cây lúa cần một giải pháp lâu dài để phát triển ổn định. Việc phát triển bền vững ĐBSCL mở ra tầm nhìn chiến lược cho ngành nông nghiệp cần được cụ thể hóa hơn ở các chính sách hỗ trợ nông dân. Giảm diện tích trồng lúa là chủ trương hoàn toàn phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và xu thế của thị trường.

Một người vừa chia sẻ tâm trạng trên mạng xã hội “trồng lúa nhiều để làm gì?” cùng hình ảnh lúa chất đống ven đường nhận được sự quan tâm của nhiều người. Hẳn cần một quy hoạch cụ thể để cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Nhất là đừng để rủi ro từ lúa gạo chuyển sang nông sản khác nữa!

CAO HUYỀN

 

 

Lúa chất đống ven lộ ở xã Hậu Lộc

 

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh