Hiện nay, trên các diễn đàn website cá nhân, trang chủ duyệt trình web, mạng xã hội, ứng dụng điện thoại... thường xuất hiện những sản phẩm quảng cáo- trong đó thực phẩm chức năng- thu hút người tiêu dùng.
Hiện nay, trên các diễn đàn website cá nhân, trang chủ duyệt trình web, mạng xã hội, ứng dụng điện thoại... thường xuất hiện những sản phẩm quảng cáo- trong đó thực phẩm chức năng- thu hút người tiêu dùng.
Trên mạng xã hội Facebook, có rất nhiều người tham gia bán hàng cho các công ty phân phối hoặc nhập từ nước ngoài về theo dạng xách tay.
Nào là tinh bột nghệ trắng da, trà giảm cân, viên uống chống lão hóa, nấm tan mỡ,... Để tạo sự an tâm từ phía khách hàng, người bán còn trưng cả giấy chứng nhận từ phía cơ quan chức năng (thông qua ảnh, livestream).
Chưa dừng lại ở đó, muốn thu hút người tiêu dùng, nhân viên bán hàng dùng những người đẹp có giọng nói ngọt ngào để livestream. Họ còn chụp lại những đoạn tin nhắn trò chuyện với khách hàng về việc khen sản phẩm để tăng tính tối ưu lên.
Đối với trình duyệt web, quảng cáo án ngữ ngay ở trang chủ hoặc cửa sổ pop-up, các doanh nghiệp thực phẩm chức năng còn mời cả nghệ sĩ, bác sĩ, ngôi sao bóng đá kiểm chứng mặt hàng đó.
Tất nhiên là họ sẽ nói tốt về sản phẩm, còn chất lượng có đúng như quảng cáo hay không thì chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Trong khi đó, giá tiền của mỗi sản phẩm không rẻ chút nào.
Các sản phẩm được thổi phồng công dụng cũng như được cho là xuất xứ từ các nước Anh, Pháp, Mỹ, Hàn, Nhật..., nhưng nguồn gốc thì không rõ ràng. Đã có nhiều người mua nhầm sản phẩm kém chất lượng, không biết làm gì ngoài việc lên Facebook than thở.
Ngày 7/8/2018, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, qua kiểm tra, xác minh, đã phát hiện một số website quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có dấu hiệu vi phạm quy định về quảng cáo.
Cục này cũng đã từng quyết định thu hồi một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe do không đạt kết quả về chỉ tiêu kiểm nghiệm.
Điều đó cho thấy cơ quan chức năng rất quyết liệt trong việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng khi ra sức ngăn chặn những vi phạm của doanh nghiệp trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng.
Tuy nhiên, rất thiếu sót khi chưa kiểm tra kênh quảng cáo, bán hàng thực phẩm chức năng trên Facebook (người người bán hàng online). Đây là nơi phát tán thông tin cực kỳ nhanh lẹ, nên cơ quan chức năng cần phải giám sát, quản lý chặt chẽ cũng như phạt thật nghiêm với những trường hợp bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu.
Riêng đối với người tiêu dùng, cần tỉnh táo khi mua hàng online- nhất là thực phẩm chức năng có liên quan đến sức khỏe. Nên nhờ bác sĩ tư vấn trước khi mua hàng và tham khảo từ nhiều nguồn để tránh tiền mất tật mang.
NGUYỄN HOÀNG DUY
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin