Trong đời sống ngày nay, điện năng có vai trò hết sức quan trọng, có mặt hầu như khắp mọi nơi, trong tất cả mọi lĩnh vực; được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ... và sinh hoạt của con người.
Trong đời sống ngày nay, điện năng có vai trò hết sức quan trọng, có mặt hầu như khắp mọi nơi, trong tất cả mọi lĩnh vực; được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ... và sinh hoạt của con người.
Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường, con người tiếp xúc trực tiếp với điện áp xoay chiều từ trên 42V là nguy hiểm đến tính mạng. Hàng năm khi đến mùa mưa bão, tình hình sự cố lưới điện, tai nạn điện có chiều hướng gia tăng so với các mùa khác trong năm.
Trong đó có nhiều trường hợp đường dây của khách hàng sau công tơ treo ngoài trụ kéo về nhà mà lắp trên cột gỗ không chắc chắn, dễ ngã đổ do gió bão, giông lốc nên nguy cơ gây ra điện giật khi vô tình chạm vào là rất cao.
Để chủ động phòng, tránh sự cố, tai nạn điện đáng tiếc xảy ra trong mùa mưa bão, công ty điện lực ở các tỉnh- thành thường hướng dẫn, đưa ra những cảnh báo về an toàn sử dụng điện đối với hệ thống điện hạ thế sau công tơ điện lực. Dưới đây là những lưu ý mà người sử dụng điện cần phải biết để phòng tránh điện giật:
- Khi thấy dây dẫn điện kéo vào nhà mình bị chạm vào tường, chạm vào cây xanh, chạm vào các vật liệu khác mà không có sứ cách điện thì không được đụng đến và phải thông báo ngay với đơn vị điện lực đang quản lý vận hành lưới điện trong khu vực, để kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời nhằm ngăn ngừa xảy ra va chạm, chập, rò phóng điện.
- Không đào đất gây lún, sụt móng cột điện, trồng và để cành cây, dây leo của gia đình đeo, bám hoặc đến gần cột điện và dây dẫn điện. Không tự ý chặt cây gần đường dây điện có khả năng ngã đổ gây sự cố lưới điện.
- Dây dẫn điện đi xuyên tường vào nhà phải đặt trong ống nhựa hoặc ống sứ thì phải đặt sao cho nước không đọng lại trong ruột ống.
- Cầu dao, cầu chì, aptomat, công tắc, ổ cắm trong gia đình phải đặt ở nơi khô ráo và thuận tiện cho việc sử dụng. Riêng các hộ sử dụng điện có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có thể bị ngập nước, các thiết bị trên còn phải đặt cách mặt đất ít nhất 1,4m. Chỉ được sửa chữa điện trong nhà sau khi đã cắt điện, chân tay khô ráo và chân đi giày hoặc dép khô.
- Dây dẫn điện phải được nối bằng cách vặn xoắn sau đó dùng băng cách điện bọc kín mối nối.
- Những mối nối giữa 2 dây dẫn được làm bằng 2 kim loại khác nhau hoặc có tiết diện dây khác nhau phải dùng kẹp nối dây chuyên dùng phù hợp. Các mối nối này không chịu được lực kéo cơ học.
- Không lợi dụng cột điện để làm nhà, lều quán bán hàng, buộc trâu bò hoặc gia súc khác.
- Khi mạng điện của gia đình có nguy cơ bị ngập nước do lũ lụt, phải cắt ngay cầu dao, cầu chì, aptomat,... đầu nguồn điện vào nhà để đề phòng mạng điện bị ngập nước gây tai nạn chết người.
- Sửa chữa hoặc thay thế các cầu dao, cầu chì bằng các thiết bị đóng ngắt điện an toàn; thường xuyên kiểm tra dây dẫn điện trong nhà để có thể sửa chữa, thay thế kịp thời các dây dẫn bị hỏng hóc; khi sử dụng điện để thắp sáng phải dùng phích cắm điện hoặc công tắc, không được dùng kim băng câu móc hoặc đấu trực tiếp vào dây dẫn mà không có băng keo điện, các bóng đèn chiếu sáng phải có chuôi đèn;
thay thế các trụ gỗ đỡ dây điện bằng các trụ bê tông đúc sẵn; không tự ý kéo dây dẫn sau công tơ về đến nhà, mà phải có sự phối hợp với điện lực địa phương, nhằm đảm bảo an toàn trong sử dụng điện.
TRỊNH VIẾT HIỆP
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin