Các bậc cha mẹ thường tỏ ra phiền hà, lo lắng khi thấy con mình hay nghịch phá. Thật ra điều đó có đáng cho chúng ta quá bận tâm không?
Các bậc cha mẹ thường tỏ ra phiền hà, lo lắng khi thấy con mình hay nghịch phá. Thật ra điều đó có đáng cho chúng ta quá bận tâm không?
Có thể thấy phần đông trẻ em đều nghịch phá, chẳng hạn như: chọc chó sủa, chui vào vườn người khác, xì bánh xe, giấu đồ của bạn,…
Những trò nghịch phá như vậy là những trò chơi bình thường của trẻ em vào lứa tuổi ham hoạt động. Con cái chúng ta bây giờ và chúng ta ngày trước đều như vậy.
Các bậc cha mẹ không nên quá bận tâm về điều đó. Tuy nhiên cũng có những trò nghịch phá một cách quá đáng cần phải ngăn chặn, vì có thể gây tổn hại cho người khác.
Ví dụ như: lấy ná bắn vào người khác, lấy vật nhọn đâm vào tai người đang ngủ, dùng cát ném vào mắt người khác…
Người ta thường nói: “Trẻ em có tinh nghịch mới lớn được”. Như vậy, phần đông chúng ta đã chấp nhận sự nghịch phá của trẻ em bằng câu nói đó. Thật vậy, sự tinh nghịch đối với trẻ luôn là một nhu cầu.
Chọc chó sủa để cho thấy mình không sợ chó; chui vào vườn người khác để xem có ai la không, và đồng thời chứng tỏ với bạn bè là mình cũng “gan dạ”, cũng “yên hùng”… Đó là những hành vi mà hầu như trẻ con nào cũng khoái làm và có khả năng làm được.
Trẻ em phải tinh nghịch để phát triển khả năng ứng xử và luyện tập tinh thần tháo vát. Những đứa trẻ được gọi là ngoan ngoãn, suốt ngày quanh quẩn trong nhà sẽ khó rèn luyện cho mình một bản lĩnh ứng xử và thường thua thiệt trong mọi cuộc tranh đua sau này.
Như vậy, sự nghịch phá ở trẻ em không phải là điều đáng lo ngại. Người lớn chúng ta cứ để trẻ sinh hoạt bình thường, nhưng cũng phải để mắt theo dõi chúng. Với thái độ đó, chúng ta sẽ dễ dàng ngăn ngừa trẻ con tinh nghịch quá mức.
Những trò tinh nghịch vô hại thực sự là những trò vui chơi của tuổi thơ, giúp trẻ rèn luyện được nhiều đức tính cần thiết cho cuộc sống sau này của chúng.
ĐẶNG ĐỨC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin