Là một người mẹ, khi xem clip các học sinh đánh nhau, tôi không kiềm nổi tiếng thổn thức từ lồng ngực. Bao bất an bủa vây, khi các em đang bị đe dọa ở chính nơi cứ ngỡ là an toàn.
Là một người mẹ, khi xem clip các học sinh đánh nhau, tôi không kiềm nổi tiếng thổn thức từ lồng ngực. Bao bất an bủa vây, khi các em đang bị đe dọa ở chính nơi cứ ngỡ là an toàn.
Từ việc các học sinh đánh nhau chỉ vì “cái áo khoác”, tôi thấy hết sức lo âu. Nạn bạo lực học đường từng xảy ra với con tôi.
Chính điều đó khiến tôi hiểu được phần nào những nỗi ám ảnh không chỉ của con trẻ mà còn là nỗi đau trong lòng những người làm cha mẹ.
Con tôi khá nhút nhát nên khi thuyết phục được con đến trường, tôi rất vui mừng. Ngày đầu tiên đi học về, con rất vui vẻ và kể cho tôi nghe nhiều chuyện.
Nhưng đến ngày thứ ba, khi đến trước cổng trường thì con lại khóc lóc ầm ĩ và nhất định không chịu vào lớp. Tôi đành ôm con về nhà rồi nhẹ nhàng hỏi thăm.
Trong cơn ấm ức, con tôi kể rằng mỗi ngày lúc cô giáo ra ngoài lấy sách là bạn lại đánh lên đầu và tay con, vì sợ nên không dám kể với cha mẹ. Lại phải khuyên răn, thuyết phục mãi bằng việc đảm bảo cô giáo sẽ trông chừng các bạn thì con mới dám đi học lại.
Giờ đây không chỉ ngoài xã hội, một số trường học cũng trở thành nơi mà bạo lực bủa vây. Những người làm mẹ như tôi sao có thể yên tâm? Hạ hạnh kiểm hay thôi học bắt buộc có thời gian đối với nhiều học sinh chỉ là hình thức “có cũng như không”. Sau khoảng thời gian đó, liệu những đứa trẻ còn lại có thể yên tâm học tập?
Thiết nghĩ, bên cạnh các hình thức kỷ luật, nhà trường cần có những biện pháp thiết thực hơn để giáo dục học sinh. Vì trường là nơi dạy học sinh kiến thức, trường là nơi dạy trẻ con “thành người”.
TUYẾT NGA
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin