Trách nhiệm nêu gương

05:09, 29/09/2017

Có thể nói, trong cuộc sống những bậc làm cha mẹ ai cũng mong muốn con cái của mình được sống trong môi trường giáo dục tốt, có được một đứa con chăm ngoan, học giỏi và trở thành người có ích cho xã hội sau này. 

Có thể nói, trong cuộc sống những bậc làm cha mẹ ai cũng mong muốn con cái của mình được sống trong môi trường giáo dục tốt, có được một đứa con chăm ngoan, học giỏi và trở thành người có ích cho xã hội sau này. 

Để thực hiện được điều đó, trách nhiệm giáo dục của gia đình là điều rất quan trọng, đặc biệt là trách nhiệm nêu gương từ những người lớn trong gia đình là điều không thể thiếu được.

Ngày nay, trong quá trình nuôi dạy con cái, nhiều bậc cha mẹ đòi hỏi rất nhiều yêu cầu đối với trẻ. Nào là con phải ngoan hiền, phải đi học thêm để học giỏi, và còn biết bao nhiêu chuyện khác nữa buộc con trẻ phải làm theo ý của mình…

Trong khi đó, cha mẹ chỉ lo việc giám sát con cái mà quên đi trách nhiệm nêu gương của mình.

Điển hình như chuyện hút thuốc lá chẳng hạn. Một gia đình ở xóm của tôi có đứa con trai đang học lớp 8, khi phát hiện con mình tụ tập cùng bạn bè tập tành hút thuốc lá, người cha tỏ ra rất tức giận.

Ông liền dụi tắt điếu thuốc lá đang cầm trên tay, nhanh chóng đi tìm đứa con mà đánh cho hả cơn giận. Đánh xong, ông cấm đứa con của mình từ nay về sau không được tụ tập để hút thuốc lá…

Như chúng ta biết, hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe- đặc biệt là các em tuổi còn nhỏ- và hành động cấm con hút thuốc của người cha là việc làm đúng và rất cần thiết đối với những bậc làm cha mẹ.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, người cha cấm đứa con không được hút thuốc lá là việc làm rất khó.

Cấm con mà người cha lại tự cho mình cái quyền được tự do hút thuốc lá thì thử hỏi làm sao người cha có thể dạy dỗ được con của mình? Làm sao người cha nói mà con trẻ nghe theo được?

Chắc hẳn ai cũng biết, tính cách của một đứa trẻ ảnh hưởng rất lớn từ phía gia đình. Dĩ nhiên trẻ nhỏ thì không đủ khả năng để phân biệt được chuyện nào đúng, chuyện nào sai; chuyện gì nên làm và không nên làm.

Tất cả dần dần qua cách giáo dục của gia đình, thầy (cô) thì các em mới nhận biết và phân biệt được.

Đối với những đứa trẻ thường có những hành động bắt chước người lớn- đặc biệt là những người thân trong gia đình- thiết nghĩ điều trước tiên và quan trọng nhất là phải thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương của người lớn.

Có thể hiểu nôm na là khi cha mẹ muốn con trẻ làm một điều gì đó thì cha mẹ phải là người tiên phong đi đầu, phải thực hiện trước để trẻ thấy mà tự giác ý thức thực hiện theo.

NGUYỄN VĂN DÔ 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh