Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu trang trại,… được xây dựng. Lượng nước thải từ các nơi này và các khu dân cư đang ngày ngày tuồn ra môi trường sống (có nơi đã xử lý nước thải độc hại, nhưng cũng có nơi xử lý chưa tốt thậm chí không xử lý).
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu trang trại,… được xây dựng. Lượng nước thải từ các nơi này và các khu dân cư đang ngày ngày tuồn ra môi trường sống (có nơi đã xử lý nước thải độc hại, nhưng cũng có nơi xử lý chưa tốt thậm chí không xử lý).
Bên cạnh đó, lượng rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều khiến nhiều bãi rác ở các đô thị lâm vào tình trạng quá tải. Trong sản xuất nông nghiệp, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất khác đã và đang ngày đêm “tẩm độc” nguồn nước trong môi trường sống.
Chính vì thế, tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó có nguồn nước sinh hoạt là điều không thể tránh khỏi.
Có thể nói, tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước trong môi trường sống là vô số. Dư luận đã kêu ca nhiều; Nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ tài nguyên- môi trường; các cơ quan chức năng cũng đã ra tay. Thế nhưng tình hình chuyển biến xem ra kém hiệu quả.
Thế thì làm thế nào để bảo vệ môi trường nói chung và nguồn nước sinh hoạt nói riêng một cách hiệu quả? Theo tôi, điểm cốt lõi trong vấn đề chính là ý thức của con người. Chỉ có nhận thức đúng vấn đề thì người ta mới thay đổi hành vi của mình.
Một thực tế đáng buồn là còn một bộ phận người dân chúng ta tỏ ra rất thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Tai hại hơn, sự thiếu ý thức đó đã trở thành thói quen.
Người ta quen xả rác, quen tuồn mọi thứ rác rưởi xuống ao hồ, sông rạch. Họ chí thấy tiện lợi trước mắt mà không hề nhận ra tác hại lâu dài.
Để giải quyết có căn cơ vấn đề nêu trên, chúng ta không còn cách nào khác là phải tăng cường tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức cho người dân.
Trong cuộc vận động xây dựng đời sống văn minh ở khu dân cư, ý thức bảo vệ môi trường phải được xem là một yếu tố quan trọng để xét công nhận gia đình văn hóa, ấp- khóm văn hóa, xã- phường văn hóa.
Bên cạnh đó, việc áp dụng triệt để các biện pháp hành chính đối với những trường hợp cố tình vi phạm là rất cần thiết. Nếu chúng ta thực hiện một cách triệt để và đồng bộ các giải pháp nêu trên thì tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và nguồn nước sinh hoạt nói riêng sẽ được cải thiện đáng kể.
ĐẶNG ĐỨC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin