Hiện nay, ở khu vực nông thôn vùng ĐBSCL xuất hiện ngày càng nhiều ốc sên (có người gọi là ốc hương hay ốc ma), nhất là vào mùa mưa. Điều đáng nói là ốc sên cắn phá nhiều loại hoa màu của nông dân, đặc biệt là những cây non...
Hiện nay, ở khu vực nông thôn vùng ĐBSCL xuất hiện ngày càng nhiều ốc sên (có người gọi là ốc hương hay ốc ma), nhất là vào mùa mưa. Điều đáng nói là ốc sên cắn phá nhiều loại hoa màu của nông dân, đặc biệt là những cây non...
Vừa qua, gia đình tôi có trồng 2 liếp rau muống để dành ăn. Vì sợ gà vô phá nên tôi đã rào lưới xung quanh cẩn thận. Khi rau vừa mới đâm chồi ra lá thì không hiểu sao mỗi buổi sáng thức dậy là trông thấy rất nhiều cây rau muống non bị đứt đọt. Sau thời gian tìm hiểu thì phát hiện “thủ phạm” là những con ốc sên.
Để bảo vệ liếp rau không bị tàn phá đêm nào tôi cũng dùng đèn pin rọi xung quanh liếp rau để bắt từng con ốc sên. Mỗi đêm tôi đi bắt ốc 2-3 lần. Có lần, tôi thật bất ngờ khi phát hiện trên 2 liếp rau muống chưa đầy 6m2 mà có đến hơn 10 con ốc sên. Con nào cũng đang cắn từng cọng rau muống. Điều đáng nói là cọng rau nào bị nó cắn thì xem như bị chết (không thể đâm chồi được)… Nhiều lần, tôi dùng đèn pin rọi để bắt và loại trừ ốc sên nhưng chỉ vài ngày là chúng lại xuất hiện.
Theo quan sát của chúng tôi, ban ngày rất khó thấy ốc sên, vì chúng ẩn nấp dưới lá cây, bụi rậm; ban đêm chúng mới bò đi tìm thức ăn. Thức ăn chủ yếu của chúng là những loại thực vật còn non như: hoa màu các loại, cây cỏ…
Trước tình trạng ốc sên xuất hiện ngày càng nhiều ở nông thôn, nhiều nông dân, nhất là đối với những người trồng trọt rất lo lắng, vì chưa có biện pháp nào diệt trừ có hiệu quả loài ốc này ngoài biện pháp thủ công (rọi đèn bắt từng con một). Rất mong ngành bảo vệ thực vật có khuyến cáo giúp nông dân loại trừ loài gây hại này!
NGUYỄN VĂN DÔ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin