Cần chung tay, góp sức

04:11, 24/11/2016

Thời gian gần đây, cứ mỗi ngày mở mặt báo ra đọc hoặc lên mạng xem thông tin cứ bắt gặp những tin cũ: "Lâm tặc" phá rừng và nạn xả thải chưa qua xử lý làm ô nhiễm môi trường.

Thời gian gần đây, cứ mỗi ngày mở mặt báo ra đọc hoặc lên mạng xem thông tin cứ bắt gặp những tin cũ: “Lâm tặc” phá rừng và nạn xả thải chưa qua xử lý làm ô nhiễm môi trường.

Cứ ngày này sang ngày khác, riết trở thành “vấn nạn” của xã hội. Với sự tham gia của nhân dân và các cơ quan báo chí, “vấn nạn” bị phanh phui nhiều hơn.

Nhiều cán bộ, nhiều công ty, nhiều cá nhân bị truy cứu trách nhiệm và xử phạt theo quy định pháp luật. Đó là những tín hiệu đáng mừng, tạo lòng tin cho nhân dân.

Nhưng cái đáng nói ở đây, mỗi khi nhân dân hoặc báo chí phanh phui “vấn nạn” thì những cơ quan có thẩm quyền ở địa phương không hề hay biết.

Báo chí phỏng vấn họ thì họ bảo: Chưa nghe nhân dân phản ánh hoặc mới nghe dân nói hổm rày. Thậm chí có cán bộ thực hiện phương châm “không nghe, không biết, không thấy”.

Vì vậy, nhân dân có quyền nghi ngờ đạo đức của những cán bộ địa phương này. Họ có nhận những “đồng tiền đen” để nhắm mắt cho qua hay không?

Họ có “bắt tay” cho những đối tượng cố tình vi phạm pháp luật hay không? Và các cơ quan pháp luật vào cuộc thì hầu như “dính chấu” hết. Điều đáng buồn, trước đó khi họ chưa bị lộ thì hầu như họ là những cán bộ gương mẫu, đạt nhiều danh hiệu này nọ.

Xã hội càng phát triển thì ngoài những lợi ích mà chúng ta đang hưởng thụ thì mặt tiêu cực cũng luôn song hành. Nếu ta không biết “chung tay góp sức” thì cũng có nghĩa là chúng ta đang dung túng và tiếp tay cho những tiêu cực sinh sôi, nảy nở...

TRẦN THÀNH NGHĨA

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh