Thời gian gần đây, thầy cô và các bậc phụ huynh đã vô cùng lo lắng vì con em mình thích chụp ảnh "tự sướng" để đăng lên Facebook. Gần nhất là chuyện 5 học sinh của Trường THPT Võ Văn Kiệt đã leo lên sân thượng của trường để chụp ảnh (ảnh) gây xôn xao dư luận tỉnh nhà.
[links(left)]
Thời gian gần đây, thầy cô và các bậc phụ huynh đã vô cùng lo lắng vì con em mình thích chụp ảnh “tự sướng” để đăng lên Facebook. Gần nhất là chuyện 5 học sinh của Trường THPT Võ Văn Kiệt đã leo lên sân thượng của trường để chụp ảnh (ảnh) gây xôn xao dư luận tỉnh nhà.
Việc làm của các em làm cho giáo viên và các bậc phụ huynh phải nhìn nhận lại cách giáo dục của mình đối với các học sinh “quên mình” như thế.
Để có được những bức ảnh ấn tượng nhất “khoe” với bạn bè của mình, các em phải “tạo dáng” đủ kiểu, thậm chí leo trèo rất nguy hiểm. Khi có được những tấm ảnh “hot”, các học sinh này sẽ nhanh chóng tung lên “phây” Facebook để chia sẻ với bạn bè. Mỗi khi có ảnh “đẹp”, các em sẽ nhận được rất nhiều tin nhắn, bình luận hay “like” (thích) từ bạn bè; qua đó, sẽ có thêm nhiều bạn mới hơn và dễ “nổi” hơn.
Đa phần học sinh hiện nay đều có tài khoản Facebook riêng để sử dụng và các em thường lấy cho mình những cá tên rất “dị” để thu hút sự quan tâm. Chỉ cần vài thao tác đơn giản là hình ảnh của các em đã có mặt trên “phây” và các em lấy làm thích thú vì điều đó.
Dạo Facebook, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp các nickname rất “lạ” như: Hoàng tử đa tình, Tôi muốn yêu em, Con gái thời nay… phần lớn, những tài khoản ấy lại có số lượng bạn bè “khủng”; thậm chí lên đến vài ngàn.
Thường các bậc phụ huynh mua điện thoại cho con em mình để liên lạc khi cần thiết. Thế mà, các em lại dùng nó với mục đích chính là chơi “phây” và nhiều phụ huynh không hay biết điều này. Các em thường đòi hỏi cha mẹ mình mua các loại điện thoại màn hình cực rộng, lên mạng nhanh để lướt “phây” dễ dàng. Vì quá yêu chiều con, một số phụ huynh không ngần ngại trích khoản tiền không nhỏ để cho các em thỏa mãn niềm đam mê này.
Nhiều học sinh chơi “phây” thường xuyên đâm ra “nghiện”, cầm điện thoại là vào “phây” như một thói quen. Nhiều em còn lên “phây” khi ăn cơm, thậm chí lén lút “chat” trong khi thầy cô đang giảng bài. Từ đó, việc học tập của các em sa sút làm cho cha mẹ và thầy cô lo lắng, mà không biết nguyên nhân từ đâu để khắc phục.
Qua việc học sinh “nghiện” Facebook hiện nay, nhà trường cần có biện pháp giáo dục răn đe nghiêm khắc hơn đối với các học sinh sử dụng Facebook trong giờ học. Gia đình cần quan tâm nhiều hơn về mục đích sử dụng điện thoại của các em. Nếu sắm cho con em mình điện thoại với chức năng chủ yếu là liên lạc, ngắt kết nối Internet thì các em chuyên tâm hơn vào việc học hành.
Và hơn hết, các nhà quản lý mạng xã hội đặc biệt là trang Facebook cần kiểm tra, theo dõi những hình ảnh, chia sẻ không lành mạnh của các em để tạo một cộng đồng face lành mạnh, bổ ích, an toàn.
LÊ HOÀNG SUM
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin