Chiều đọc báo mạng, thấy bài viết "Hỗn loạn leo rào vào công viên nước tắm miễn phí", đọc và xem những hình ảnh mà không khỏi chạnh lòng. Buồn vì cách ứng xử văn minh nơi công cộng của bộ phận người trẻ khi chen chúc, leo rào để được tắm hồ... miễn phí.
Chiều đọc báo mạng, thấy bài viết “Hỗn loạn leo rào vào công viên nước tắm miễn phí”, đọc và xem những hình ảnh mà không khỏi chạnh lòng. Buồn vì cách ứng xử văn minh nơi công cộng của bộ phận người trẻ khi chen chúc, leo rào để được tắm hồ... miễn phí.
Ngày 19/4 để tri ân khách hàng, Công ty CP Dịch vụ giải trí Hà Nội (đơn vị quản lý Công viên Hồ Tây- Hà Nội) miễn phí tắm 2 giờ đầu (từ 8 giờ đến 10 giờ) cho khách vào ngày đầu tiên trong chuỗi hoạt động. Trước thông tin được tắm miễn phí, hàng ngàn người đã tập trung tại khu vực Công viên Hồ Tây để được vào. Song, không khí trở nên hoảng loạn khi nhiều thanh niên leo rào sắt bất chấp nguy hiểm, rồi la hét, trêu chọc nhau. Nam có, nữ có, trẻ em có. Thậm chí có nhiều phụ huynh tay còn bồng đứa trẻ hay đỡ con em mình vượt rào sắt nhọn mà chẳng sợ hiểm nguy chực chờ, có thể gây tai họa bất cứ lúc nào.
Việc tranh giành nhau mỗi khi có bất cứ sự kiện miễn phí nào không phải là chuyện hiếm. Trước đó, cộng đồng mạng cũng từng sốc nặng khi bức ảnh nhiều bạn trẻ xô nhau, chen lấn để giành phần ăn sushi miễn phí ở Hà Nội. Rồi, cuối tháng 3 vừa qua, báo chí cũng phản ánh hàng ngàn người dân ở TP Hồ Chí Minh cũng phải đội nắng hơn mấy giờ để được nhận phần ăn miễn phí của McDonald’s Việt Nam gồm một phần bánh humberger, nước ngọt và áo thun. Người tham gia nhận quà phải đi xe máy hoặc xe đạp xếp hàng để đến quầy bán thức ăn của cửa hàng. Hình ảnh đó thật đau lòng khi hàng ngàn người phải chịu ô nhiễm khói xe; mất thời gian đến phải đứng đợi giữa trời nắng nóng gay gắt trong khi phải đọc đúng khẩu hiệu mới được vào cổng nhận suất ăn miễn phí.
Đôi khi không phải vì miếng ăn hay để được 1 suất tắm hồ miễn phí mà những người trong đám đông tranh nhau mà đó chỉ là sự tò mò, chỉ muốn đứng cho vui rồi cùng tạo ra sự hỗn loạn mà quên đi văn hóa xếp hàng thể hiện ứng xử có văn hóa, văn minh nơi công cộng. Còn doanh nghiệp, việc lâu lâu khuyến mãi miễn phí như vậy cũng là chiêu “PR” để quảng bá thương hiệu của mình, song lại vô tình dẫn đến hình ảnh vô cùng phản cảm.
MAI ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin