Khi câu chuyện "cưỡng ép để hôn" ở Hà Nội đưa ra mức phạt 200.000đ cho đối tượng Đỗ Mạnh Hùng thì trên mạng xã hội cũng xuất hiện không ít những câu chuyện cười, xem đó như một trò đùa!
Khi câu chuyện “cưỡng ép để hôn” ở Hà Nội đưa ra mức phạt 200.000đ cho đối tượng Đỗ Mạnh Hùng thì trên mạng xã hội cũng xuất hiện không ít những câu chuyện cười, xem đó như một trò đùa!
Một người đăng trên mạng xã hội “sáng được người chung nhà cho 200.000đ đi thang máy”- nhận rất nhiều lượt xem, bình luận và có những bình luận cười ra nước mắt. Có người lại lo cho “con gái tôi phải đi thang máy mỗi ngày”.
Mà đúng là trò đùa thật, nếu ai chịu khó xem hình ảnh và thái độ của Hùng khi đến hòa giải. Chắc đối tượng này đã tự tin, sẵn sàng nhận hình phạt rồi.
Nhiều người cho rằng hình phạt dành cho những kẻ “biến thái” này còn quá nhẹ và dường như cơ quan chức năng đánh giá bản chất cũng như mức độ của những sự việc như vậy đơn giản như cái cách mà họ đưa ra xử lý? Và mức phạt này, theo nhiều người là quá nhẹ và không có tác dụng răn đe.
Đó là chưa kể hành vi của đối tượng Hùng trong thang máy có gọi là “cưỡng hôn” (thật ra cưỡng hôn là từ Hán Việt, để chỉ về việc ép cưới hoặc ép gã) hay chính là hành vi quấy rối tình dục, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của phụ nữ, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, có thể phát sinh những hành vi tương tự khác.
Thiết nghĩ, nên có chế tài riêng mạnh hơn để xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục không nên xử lý chung chung với những hành vi như dùng lời nói, cử chỉ khiêu khích, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác.
VĨNH PHÚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin