Quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án

12:06, 10/06/2016

Xin hỏi tòa án có quyền can thiệp vào hoạt động thi hành án (THA) của cơ quan THA không? Có quyền ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này không?

Xin hỏi tòa án có quyền can thiệp vào hoạt động thi hành án (THA) của cơ quan THA không? Có quyền ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này không?

Bùi Ngọc Hương (Tam Bình)

Trả lời: Theo Điều 99 và Điều 117 Bộ luật Tố tụng dân sự thì trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 162 của bộ luật này có quyền yêu cầu tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc THA.

Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho tòa án đó.

Tòa án chỉ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 119 của bộ luật này. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 117 của bộ luật này.

Sau khi có kết quả giải quyết của tòa án, việc xử lý tài sản tiếp theo được thực hiện theo quy định tại khoản 36 và khoản 37 Điều 1 của Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THA dân sự.

PHÒNG BẠN ĐỌC

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh