Người Việt Nam chúng ta có tập tục rải hoặc đốt vàng mã (hay hàng mã) bằng giấy để cúng cho những người thân đã chết, chẳng hạn như tiền âm phủ, trang phục bằng giấy, nhà, xe…
Người Việt Nam chúng ta có tập tục rải hoặc đốt vàng mã (hay hàng mã) bằng giấy để cúng cho những người thân đã chết, chẳng hạn như tiền âm phủ, trang phục bằng giấy, nhà, xe… với niềm tin rằng: thông qua những làn khói đốt, người chết sẽ nhận được và họ có thể sử dụng ở thế giới linh hồn! Đây là hiện tượng tâm linh, là tập tục truyền thống của dân tộc ta.
Tập tục (hay tập quán) là thói quen, nhưng cũng chia làm hai loại: phong tục (tức mỹ tục) và hủ tục. Thông qua tập tục này, chúng ta thấy rằng đây chỉ là hủ tục chứ không phải là mỹ tục, bởi vì trước tiên nó sẽ làm cho ta tốn kém rất nhiều về tiền bạc, kế đến là gây ô nhiễm môi trường. Và vấn đề chính yếu là liệu người đã khuất có nhận được hay không?
Gọi là hủ tục vì hành động này biểu hiện sự mê tín, dị đoan, chẳng đem lại lợi ích thiết thực nào cả! Giả dụ chúng ta cho rằng thật sự có một thế giới khác sau khi người ta chết đi và linh hồn còn tồn tại, và cũng giả dụ nếu như một người đã khuất cũng vui mừng, hoan hỉ với những hành động “hiếu thảo” này của người thân của mình khi thực hiện những nghi thức, tập tục theo mong ước của người chết thì liệu người chết đó có tạo được nghiệp tốt để mang lại ích lợi tức thì như trong trường hợp hồi hướng “công đức bố thí” hay không?
Tóm lại, tang lễ với những phong tục, tín ngưỡng thể hiện đạo hiếu cần phải duy trì. Tuy nhiên, nếu như những hành động này không tạo ra công đức nào hết, mà chỉ làm hao tốn tiền bạc, thì chúng ta nên cẩn trọng trong việc diễn dịch, suy diễn những hành động, việc làm nào là thật sự tạo nên điều hiếu thảo!
HÀ NGUYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin