Việc lập vi bằng của thừa phát lại hiện nay được thực hiện như thế nào? Vi bằng có giá trị pháp lý như thế nào?
Việc lập vi bằng của thừa phát lại hiện nay được thực hiện như thế nào? Vi bằng có giá trị pháp lý như thế nào?
Lê Hồng Ngoan (Vũng Liêm)
Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thì vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Cụ thể, thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng.
Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ một số trường hợp cấm theo quy định của pháp luật. Như vậy, có thể hiểu theo yêu cầu của đương sự (thể hiện bằng hợp đồng) là cơ sở làm phát sinh quyền lập vi bằng của thừa phát lại.
Như vậy, trong hoạt động tố tụng nói chung và tố tụng dân sự, kinh tế nói riêng, lập vi bằng có vai trò chứng cứ rất quan trọng. Nó là cơ sở để tòa án quyết định việc áp dụng pháp luật cụ thể nhằm xác định trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia tố tụng và từ đó xác định hậu quả pháp lý, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin