Theo dõi kỳ họp cuối năm của HĐND các tỉnh qua báo chí, cử tri nghe các đại biểu nhắc nhiều đến “đầu ra” cho nông sản. Không riêng ở tỉnh Vĩnh Long, các đại biểu đều nhắc đến điệp khúc xảy ra hàng chục năm qua mà chưa khắc phục được là nỗi lo “được mùa mất giá”, ngay cả ở cây chủ lực là cây lúa.
Theo dõi kỳ họp cuối năm của HĐND các tỉnh qua báo chí, cử tri nghe các đại biểu nhắc nhiều đến “đầu ra” cho nông sản. Không riêng ở tỉnh Vĩnh Long, các đại biểu đều nhắc đến điệp khúc xảy ra hàng chục năm qua mà chưa khắc phục được là nỗi lo “được mùa mất giá”, ngay cả ở cây chủ lực là cây lúa.
Ở HĐND tỉnh Bến Tre, có đại biểu còn cho rằng hiện nay không chỉ có lúng túng trong tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở cấp cơ sở mà là ở tất cả các cấp; tổ chức sản xuất nông sản theo các tiêu chuẩn “GAP” chưa hợp lý vì chưa chú ý đầu ra nên hiệu quả không như mong muốn, chưa hấp dẫn để phát triển mô hình…
Thế nhưng, theo tôi tựu trung lại là có phấn khởi vì các cấp chính quyền, cơ quan có liên đới và cơ quan quản lý nông nghiệp chú ý đến việc thực hiện các điều đã nói và đã hứa với nông dân trong tái cơ cấu nông nghiệp- một trong những vấn đề cốt lõi để nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân- khâu kế tiếp là việc thực hiện như một số nơi đã làm khá tích cực với nhiều cánh đồng mẫu lớn, dù còn mặt này mặt khác cần bổ sung thêm, làm thương hiệu cho nông sản…
Đầu ra và xây dựng thương hiệu cho nông sản là mối quan tâm trong các nội dung lớn của kỳ họp HĐND cuối năm tại các tỉnh ĐBSCL. Riêng trong sản xuất lúa có tin phấn khởi là ngày 11/12 vừa qua, Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) đã ký kết hợp tác với Viện Lúa ĐBSCL.
Nội dung chính là viện này sẽ đáp ứng các giống lúa có độ thuần mà Vinafood 2 cần để cung cấp cho các cánh đồng mẫu lớn trong vùng nguyên liệu của doanh nghiệp. Đây là việc làm thiết thực, vì theo Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, từ lâu các công ty lương thực mua trực tiếp lúa của nông dân chỉ khoảng 10%, số lượng còn lại là gạo, nên hạt lúa bị bán qua nhiều trung gian làm giảm thu nhập của nông dân.
Từ một việc cụ thể như thế này cho thấy kinh nghiệm của nước láng giềng là Trung Quốc trong mối liên kết “4 nhà” (nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp) để tìm đầu ra và làm thương hiệu cho nông sản mà chúng ta có thể tham khảo: Họ ví việc tiêu thụ nông sản như hoạt động của một cỗ xe.
Cỗ xe này muốn hoạt động tốt cần phải có sự liên kết nhịp nhàng của “4 nhà”, trong đó quan trọng nhất là xác định nhà nào đóng vai trò động lực mạnh nhất để kéo cỗ xe tiến về phía trước với sự hỗ trợ của 3 nhà còn lại.
Theo họ, nhà quan trọng nhất là nhà doanh nghiệp đóng vai trò động lực chính kéo cỗ xe (vai trò máy động lực), bởi chính họ hàng ngày tiếp xúc với thị trường mới nhanh chóng biết thị trường cần hàng hóa gì, chủng loại ra sao để kịp thời điều chỉnh, từ đó đặt hàng với người sản xuất là nhà nông (vai trò là thùng xe), còn Nhà nước và nhà khoa học đóng vai trò xúc tác và bôi trơn cho cỗ xe dễ dàng hoạt động (mỗi nhà có vai trò là một bánh xe), Nhà nước thì ra các chính sách, chủ trương phù hợp, tạo điều kiện cho ngân hàng hỗ trợ vốn cho người sản xuất; còn nhà khoa học đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật để nông sản sản xuất ra có mẫu mã, chất lượng theo nhu cầu của thị trường.
Vai trò Nhà nước tuy bao trùm nhưng Nhà nước cùng lúc còn nhiều vấn đề hệ trọng quốc gia cần giải quyết nhanh.
Nông sản cũng rất cần công nghiệp bảo quản và chế biến trong nước để ổn định đầu ra và nâng cao giá trị. Vì vậy, muốn cho nông nghiệp phát triển bền vững cũng cần có chính sách ưu đãi 2 ngành công nghiệp này. Những cố gắng vừa kể cũng nhằm phục vụ tái cơ cấu nhanh ngành nông nghiệp để khắc phục các thực tế chưa vui trong nông nghiệp của nước ta.
Chẳng hạn như mang tiếng là một nước xuất khẩu gạo nhiều năm đứng hàng nhất nhì thế giới, nhưng trong năm 2013, khi cần tiền nhập khẩu nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi và mua thức ăn chăn nuôi đã dùng tất cả tiền thu từ xuất khẩu gạo trong năm vẫn chưa đủ, phải bù thêm khoảng 1 tỷ USD!
Nguyễn Văn Tư
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin