Việc xưng hô nơi công sở hiện nay đôi khi còn mang tính chất tùy tiện, có không ít người sử dụng những từ lóng hoặc dùng những kiểu xưng hô quen thuộc trong gia đình để giao tiếp nhau trong công việc. Chẳng hạn lúc không có lãnh đạo ở cơ quan khi nhân dân đến làm việc thì được trả lời: “sếp đi họp” hay “sếp đi công tác rồi”;... khi cấp dưới gặp lãnh đạo để trình ký văn bản,
Việc xưng hô nơi công sở hiện nay đôi khi còn mang tính chất tùy tiện, có không ít người sử dụng những từ lóng hoặc dùng những kiểu xưng hô quen thuộc trong gia đình để giao tiếp nhau trong công việc. Chẳng hạn lúc không có lãnh đạo ở cơ quan khi nhân dân đến làm việc thì được trả lời: “sếp đi họp” hay “sếp đi công tác rồi”;... khi cấp dưới gặp lãnh đạo để trình ký văn bản, giấy tờ hoặc xin ý kiến thì hồn nhiên nói: “sếp Hải, ký dùm em tờ trình này” “sếp Tuấn, kế hoạch tuần sau như thế nào”;...
Còn khi trả lời với người đến liên hệ công việc, không ít vị lãnh đạo cứ vô tư nói: “Mấy thằng lính chưa trình qua tôi xem”,... Những từ lóng “sếp”, “lính” chỉ là cách gọi vui, ngắn gọn khi nói chuyện bình thường trong quán nhậu, quán cà phê,... chứ không phải là những lời xưng hô chính thức trong giao tiếp nơi công sở.
Ngoài cách xưng hô theo kiểu “hiện đại” sếp- lính như trên thì không ít các cơ quan hành chính lại có kiểu xưng hô giống như trong một gia đình. Đó là cấp dưới khi xưng hô với lãnh đạo không gọi tên trực tiếp mà gọi theo thứ bậc trong gia đình như “anh Hai; cô Ba; chú Sáu; chị Bốn,...”; còn cấp trên gọi cấp dưới là “thằng Năm”, “con Tám” như cha chú gọi con cháu.
Lối xưng hô theo kiểu này thậm chí còn xuất hiện thường xuyên trong các buổi họp hành, hội nghị. Cách xưng hô đó ở công sở thể hiện sự thân mật, gần gũi nhưng cũng hàm chứa cả sự nhập nhằng công- tư nơi công sở.
Có thể nói trong các mối quan hệ đều có thứ bậc để xưng hô, giao tiếp. Mối quan hệ tại công sở đều gắn liền với chức vụ, thứ bậc do sự phân công của xã hội với những chế định chặt chẽ của luật pháp. Vì vậy, tại công sở cũng đòi hỏi phải có lối xưng hô phù hợp với chức vụ, quyền hạn được giao của mỗi người.
Không nên để các lối xưng hô theo kiểu nói chuyện bình thường ngoài xã hội hay kiểu xưng hô gia đình vào trong xưng hô giao tiếp ở nơi công sở. Thiết nghĩ, trong công tác cải cách hành chính đòi hỏi phải chấn chỉnh ngay các kiểu xưng hô không phù hợp theo quy định nhằm tránh tình trạng xuề xòa, theo kiểu gia đình ở nơi công sở.
VĂN THY HOÀNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin