Người lao động khám định kỳ tại cơ sở y tế hoặc trung tâm y tế gần nhất ở huyện có được không?

01:09, 26/09/2014

Người lao động khám định kỳ tại cơ sở y tế hoặc trung tâm y tế gần nhất ở huyện có được không? Thủ tục khám bệnh nghề nghiệp hiện nay được quy định như thế nào?

Người lao động khám định kỳ tại cơ sở y tế hoặc trung tâm y tế gần nhất ở huyện có được không? Thủ tục khám bệnh nghề nghiệp hiện nay được quy định như thế nào?

Nguyễn Thùy Trang (Mang Thít)

Trả lời: Căn cứ một số điều của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ:

- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động;

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy định;

Về việc tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn, vệ sinh an toàn lao động được quy định tại Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

Như vậy, việc tổ chức huấn luyện và khám sức khỏe định kỳ cho người lao động của đơn vị bạn, người sử dụng lao động được quyền chọn đơn vị hoặc cán bộ có nghiệp vụ, kinh nghiệm và uy tín trong hoạt động bảo hộ lao động từ các cơ quan chức năng trong và ngoài tỉnh tham gia huấn luyện kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động và được quyền tổ chức khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế cấp quận- huyện- thành phố có tư cách pháp nhân, đủ điều kiện theo quy định đều có giá trị, không nhất thiết phải là trung tâm y tế.

Về thủ tục khám bệnh nghề nghiệp:

Ngày 10/11/2006, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 12 quy định hồ sơ, quy trình và nội dung khám bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cơ sở khám bệnh nghề nghiệp. Theo thông tư này, trước khi khám bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải chuẩn bị và gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp các giấy tờ sau:

- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động, hồ sơ sức khỏe tuyển dụng và hồ sơ khám sức khỏe định kỳ; kết quả giám sát môi trường lao động mới nhất (không quá 24 tháng kể từ ngày đo); hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp.

- Trường hợp người lao động đã nghỉ việc, nghỉ hưu, cơ quan BHXH nơi trực tiếp quản lý BHXH của người lao động chịu trách nhiệm chuẩn bị các hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 phần II của thông tư này.

- Đối với trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính, người lao động được khám, cấp cứu và điều trị kịp thời thì không cần áp dụng các quy định về thời gian như phụ lục 2 và 3 của thông tư này.

PHÒNG BẠN ĐỌC

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh