Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung nhiệm vụ cho MTTQ Việt Nam: giám sát và phản biện xã hội. Cuối năm 2013, Bộ Chính trị có ra Quyết định 217 ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính tri-̣ xã hội. Theo cách nói của Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân: Đó là ý Đảng- lòng dân. Nhưng
Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung nhiệm vụ cho MTTQ Việt Nam: giám sát và phản biện xã hội. Cuối năm 2013, Bộ Chính trị có ra Quyết định 217 ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính tri-̣ xã hội. Theo cách nói của Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân: Đó là ý Đảng- lòng dân. Nhưng làm sao ý Đảng- lòng dân sớm trở thành hiện thực?
Như vậy, ta đã có đủ cơ sở pháp lý cho việc thực hành giám sát và phản biện; song nhìn vào thực tế thì sự chuyển bộ quá chậm chạp. Gần 1 năm trôi qua mà Quốc hội chưa ban hành văn bản luật hoặc pháp lệnh hướng dẫn thi hành nhiệm vụ giám sát và phản biện.
Ở Đại hội MTTQ lần thứ VIII cũng đưa ra bàn luận sôi nổi; nhiều người từng kinh qua công tác mặt trận có nhiều ý kiến rất sát với thực tế, rất sát với tình hình nhưng bước đi cụ thể vẫn trên con đường khập khễnh.
Còn Chủ tịch Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân thì bảo: Mặt trận các cấp cứ triển khai thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện mà không cần chờ đợi đến khi có luật hay pháp lệnh hướng dẫn thi hành hiến pháp.
Nhưng cách làm và phương pháp làm còn trong khẩu hiệu, rất trừu tượng, bảo rằng: “Giám sát của mặt trận là giám sát của nhân dân, dùng sức mạnh của nhân dân. Mặt trận không thể chế tài nhưng sẽ phối hợp với các cơ quan nhà nước để chế tài, xử lý”.
Nói về phản biện và giám sát, Bộ Chính trị có Quyết định 217 nhưng gần 1 năm qua mà chưa chuyển tải rộng rãi trong nội bộ Đảng; ở Trung ương và tỉnh- thành không biết có chuyển động rõ nét chưa, còn ở một huyện vùng sâu như chúng tôi cho đến nay chưa có ai bàn tới và cũng chưa thấy ai thực hiện.
Những người có tâm huyết cỡ nào đi nữa muốn tham gia giám sát, tham gia phản biện thì không có chỗ đứng để làm; thực tế đã diễn ra là như vậy.
Giám sát và phản biện được Đảng và Nhà nước quan tâm khá tốt. Vị thế của MTTQ Việt Nam bây giờ cần phải được mở rộng nhiệm vụ để đủ điều kiện phát huy đầy đủ vị thế của mình trong xã hội. Vấn đề còn lại là công tác tổ chức thực hiện, phải có cách làm cụ thể.
Đảng, Nhà nước có chủ trương như vậy thì xem lại cơ chế, pháp luật, có đủ điều kiện để người dân giám sát, phản biện thuận lợi chưa, cái gì còn vướng, vướng chỗ nào, cấp nào, tầng lớp nào. Nếu không làm rõ và cụ thể phương pháp và cách làm thì khó có thể đưa nhiệm vụ giám sát và phản biện của mặt trận đi vào cuộc sống một cách suôn sẻ.
Đây là vấn đề rất bức xúc và rất nhạy cảm đòi hỏi các cấp ủy có sự chỉ đạo chặt chẽ MTTQ các cấp về phương pháp, về cách làm để nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội của MTTQ từng bước đáp ứng lòng mong đợi của người dân.
NGUYỄN THANH LIÊM
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin