Gia đình là “pháo đài” vững chắc ngăn chặn các tệ nạn xã hội

07:09, 09/09/2014

Tình trạng trẻ em hút xách, tiêm chích ma túy, ăn chơi xô bồ trác táng, rồi nạn đá gà, cờ bạc, mại dâm, bỏ học chơi game suốt ngày đêm khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo âu, bức xúc.

Tình trạng trẻ em hút xách, tiêm chích ma túy, ăn chơi xô bồ trác táng, rồi nạn đá gà, cờ bạc, mại dâm, bỏ học chơi game suốt ngày đêm khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo âu, bức xúc.

Từ lâu, gia đình là pháo đài vững chắc, ngăn chặn các tệ nạn xã hội… Gia đình là nền tảng của xã hội, cha mẹ là người có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Gia đình có tốt mới giáo dục nên người. Thực tế gia đình có người mắc tệ nạn xã hội không khỏi ảnh hưởng xấu đến con cái và để lại hậu quả không tốt cho xã hội.

Gia đình là nơi cha mẹ và con cái chia sẻ nỗi vui, buồn, quan tâm chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau và là chỗ dựa tinh thần cho vợ chồng, con cái. Gia đình còn tạo dựng cho con một nếp sống lành mạnh, thành đạt trong cuộc sống, vượt qua mọi khó khăn.

Chưa bao giờ gia đình và xã hội lại đứng trước những thách thức như hiện nay… Các tệ nạn xã hội đang phá hoại hạnh phúc gia đình, làm băng hoại xã hội.

Hiện tượng trẻ em hư hỏng, mắc tệ nạn xã hội đều do cha mẹ không quan tâm giáo dục đúng mức con cái, phó mặc hoặc quá nuông chiều. Trái lại, có bậc cha mẹ đánh mắng, chửi con, giáo dục bằng hình thức roi vọt, làm tổn thương con trẻ.

Trẻ em dễ chịu ảnh hưởng thói hư tật xấu của bạn bè, xã hội, dễ sa ngã, đặc biệt với ma túy, mại dâm. Khi có người nghiện trong gia đình sẽ làm tổn thương cả gia đình về tình cảm, sa sút về mặt kinh tế gia đình.

Vì vậy, gia đình phải có trách nhiệm xây dựng nếp sống văn hóa cho con, phòng chống các tệ nạn, đẩy mạnh xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh. Mặt khác, cha mẹ cần quan tâm đến con cái, ngăn ngừa những thói hư tật xấu ngay từ lúc còn nhỏ.

Gia đình là tổ ấm, hạnh phúc và cũng có thể trở nên khổ đau do các thành viên thiếu ý thức, trách nhiệm gây nên. Giáo dục con bằng tình thương và trách nhiệm. Tình thương con thể hiện đúng đắn, chừng mực và nên nhớ rằng “con cưng là con hư” với những bài học thực tiễn trong việc giáo dục con. Giáo dục con toàn diện về đức- trí- thể- mỹ để trở thành người tốt, hiểu được giá trị qua thành quả lao động.

Cha mẹ phải dạy con ý chí tự lập ngay từ lúc còn nhỏ. Sự thành công trên đường đời chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng học tập, lao động. Nên nhớ trẻ có niềm vui sướng khi được cha mẹ gần gũi quan tâm, chăm sóc. Tùy theo cá tính mà dạy dỗ vì trẻ em thích nói ngọt. Chính lời nói ngọt ngào của cha mẹ sẽ dễ cảm hóa trẻ em hư hỏng sớm tỉnh ngộ.

Để là tấm gương sáng cho con noi theo, hơn ai hết, cha mẹ trong lời ăn, tiếng nói phải làm gương, có nếp sống đạo đức.

Kinh nghiệm thực tiễn giáo dục con cho thấy, cha mẹ thật sự thương yêu và gương mẫu đối với con cái; gia đình kết hợp chặt chẽ với nhà trường, xã hội để giáo dục thì sẽ giúp con thành người tốt, xa lánh các tệ nạn xã hội. Con cái xấu hay tốt đều do giáo dục và đầu tiên từ gia đình mà nên… Ngoài ra, cần đẩy mạnh xây dựng gia đình văn hóa, tạo sức đề kháng, phòng chống tệ nạn hữu hiệu.

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có bền vững, xã hội mới tiến bộ. Gia đình cần được toàn xã hội quan tâm đặc biệt, mới tránh khỏi các tệ nạn đáng tiếc xảy ra.

NGUYỄN MẪN CÁN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh