Hiện nay trước tình hình giá cả leo thang, đặc biệt khi giá điện tăng cao khiến mọi người luôn phải trăn trở làm thế nào để tiết kiệm được điện trong sinh hoạt hàng ngày. Nắm bắt được tâm lý này, hàng loạt các sản phẩm được cho là tiết kiệm điện được quảng cáo nhan nhản trên thị trường. Điều này khiến người tiêu dùng như lạc vào ma trận các sản phẩm có tính năng tiết kiệm
Hiện nay trước tình hình giá cả leo thang, đặc biệt khi giá điện tăng cao khiến mọi người luôn phải trăn trở làm thế nào để tiết kiệm được điện trong sinh hoạt hàng ngày. Nắm bắt được tâm lý này, hàng loạt các sản phẩm được cho là tiết kiệm điện được quảng cáo nhan nhản trên thị trường. Điều này khiến người tiêu dùng như lạc vào ma trận các sản phẩm có tính năng tiết kiệm nhưng không thể biết thực hư của nó ra sao.
Khi bước vào các cửa hàng điện máy, hầu như người tiêu dùng đều được các nhân viên giới thiệu các mặt hàng, sản phẩm được ứng dụng những công nghệ tiên tiến có thể giúp tiết kiệm tới 50- 60% điện năng tiêu thụ.
Những lời giới thiệu mới nghe qua rất thuyết phục khách hàng, nhất là trong thời điểm giá điện tăng cao như hiện nay nên mọi người rất sẵn sàng mua dù giá có thể cao hơn các sản phẩm cùng loại nhưng không có công nghệ tiết kiệm điện.
Liệu những sản phẩm áp dụng công nghệ tiên tiến như quảng cáo trên có tiết kiệm tới 50% điện năng hay không?
Theo các nhà chuyên môn, điều này rất khó xảy ra vì giữa sản phẩm thế hệ trước và sau chỉ tiết kiệm được khoảng 1% mà thôi. Cùng lắm các thiết bị này trong vài tháng đầu có chăng chỉ tiết kiệm được vài %, sau một thời gian sử dụng thì thiết bị sẽ không còn tác dụng nữa.
Tính về hiệu quả kinh tế thì không đạt yêu cầu bởi người tiêu dùng bỏ ra từ gần 400 ngàn đến 1 triệu đồng mua thiết bị nhưng mỗi tháng tiết kiệm được chục ngàn đồng, sau vài tháng thiết bị có khi không còn tác dụng như ban đầu.
Để không rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang” khi mua những sản phẩm điện tử được cho là tiết kiệm điện tối đa thì người tiêu dùng cần phải có kiến thức nhất định.
Khi mua phải tìm hiểu thật kỹ từng công năng của máy chứ không nên tuyệt đối tin vào sự quảng cáo của nhân viên bán hàng.
Còn muốn thực sự sử dụng các thiết bị điện trong gia đình thì tự mỗi bản thân chúng ta cũng cần biết một số nguyên tắc sử dụng cơ bản như tủ lạnh cần để chỗ thông gió, thoáng mát; điều chỉnh nhiệt độ tốt nhất ở 7- 8 độ C sẽ tốn ít điện hơn; đối với máy giặt khối lượng đồ giặt ít hơn so với quy định của máy cũng không làm máy giặt tiêu thụ nước và điện năng ít đi; máy điều hòa nên để ở nhiệt độ vừa phải (khoảng 22- 27 độ C) sẽ tiết kiệm điện hiệu quả mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cục nóng bên ngoài càng thông thoáng càng tốt, khi tắt điều hòa nên tắt cả nguồn, nếu chỉ tắt bằng điều khiển từ xa máy vẫn tiêu thụ điện khoảng 10W.
Còn tất cả những thiết bị điện khác như tivi, đầu đĩa, quạt điện… khi không sử dụng thì nên rút ra khỏi ổ cắm. Với thiết bị chiếu sáng, nên sử dụng đèn thắp sáng bằng công nghệ Led, đèn Compaq hay đèn T8 sẽ tiết kiệm được điện,...
Do đó, muốn thực sự tiết kiệm điện trong sinh hoạt hàng ngày, bản thân người dùng các thiết bị điện cần có thói quen sử dụng khoa học, hợp lý là phương án tối ưu nhất.
VĂN THY HOÀNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin