Đạo thầy

08:06, 24/06/2014

Ngày xưa, thầy được tôn vị ở ngôi thứ hai trong tam cương (quân- sư- phụ). Được nghe lời dạy bảo thì “một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy”. Chẳng những học trò biết tôn kính thầy, mà cả xã hội cũng đều trọng vọng, đủ thấy bậc làm thầy cao quý như thế nào!

Ngày xưa, thầy được tôn vị ở ngôi thứ hai trong tam cương (quân- sư- phụ). Được nghe lời dạy bảo thì “một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy”. Chẳng những học trò biết tôn kính thầy, mà cả xã hội cũng đều trọng vọng, đủ thấy bậc làm thầy cao quý như thế nào!

Kính trọng người thầy trực tiếp dạy mình đã đành, còn phải biết kính trọng tất cả thầy cô trong trường và các thầy cô nào mà mình biết được. Trong trường biết lễ phép, vâng lời, ngoài trường cũng phải thế. Gặp thầy đi qua, thế nào cũng phải đứng lại kính cẩn cúi đầu chào hỏi trân trọng. Học trò nào coi thường, có thái độ vô lễ với thầy cô, học trò ấy tất sẽ bị khinh rẻ, chê bai. Rất may, điều này có xảy ra cũng thật hiếm hoi.

Học trò khi đã ra đời, thậm chí đến lúc tóc bạc da mồi vẫn nhớ đến công ơn của thầy cô, đối xử với thầy cô như khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ngày nay, đạo thầy trò ít nhiều đã bị giảm sút. Sự tôn trọng của học trò đối với thầy cô có lẽ đã bị bào mòn theo lối sống “văn minh vật chất”. Thầy cô dạy học trò đơn thuần như chỉ là một cái nghề. Học trò đối với thầy cô như là một sự trao đổi. Sự mất mát này nếu như không có sự dửng dưng của gia đình, của xã hội tất đã không xảy ra.

Ai vô ơn bạc nghĩa không bao giờ là một con người chân chính. Đến khi nào đạo thầy trò mới có thể được lại một phần như xưa?

PHẠM THỊ KIM HOA

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh