Trong xã hội, người thật, người giả xen kẽ với nhau. Người giả trong xã hội cũng nguy hiểm, nhưng người giả trong hệ thống công quyền, trong hệ thống chính trị của chế độ ta thì càng nguy hiểm hơn.
Trong xã hội, người thật, người giả xen kẽ với nhau. Người giả trong xã hội cũng nguy hiểm, nhưng người giả trong hệ thống công quyền, trong hệ thống chính trị của chế độ ta thì càng nguy hiểm hơn.
Với tầm quản lý vĩ mô mà để bằng giả, học giả vẫn sống phây phây thật đáng lo ngại. Việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức rất cần. Chúng ta đã qua thời kỳ “không biết chữ, ta vẫn là đại úy” vì đất nước ta đã và đang thực hiện đường lối đổi mới, hội nhập với quốc tế, không cho phép chúng ta “lấy gan làm gốc”.
Có thể nói việc tổ chức thực hiện chủ trương chuẩn hóa cán bộ chúng ta còn quá nhiều hời hợt. Chúng ta chỉ nhấn mạnh về bằng cấp học vị mà chưa quan tâm đúng mức chất lượng của đội ngũ cán bộ. Từ đó dẫn đến số người học giả bằng thật, học thật bằng giả. Lý nào ta lại bó tay trước thực trạng nêu trên?
Như báo chí đã vạch ra: mặc dù kiểm tra phát hiện có một số sử dụng bằng giả; ở một huyện đã phát hiện có hơn một chục cán bộ lãnh đạo sử dụng bằng giả trong nhiều năm, nhưng rất ít nơi chủ động phối hợp cùng ngành giáo dục thẩm tra bằng cấp cán bộ, công nhân viên chức của mình.
Đã đến lúc dư luận xã hội đặt ra: vì sao bằng giả bọn này không bị phát hiện, vì sao các ngành công an, nội vụ, giáo dục- đào tạo lại không vào cuộc; cấp trên của các ngành này vì sao chưa đóng được vai trò người nhạc trưởng? Điều rất chua xót ở chỗ bọn này lại nói lên lời giả nhân giả nghĩa nhân đạo: “muốn giúp nhiều người có công ăn việc làm ổn định hơn, thu nhập cao hơn!” Thực trạng nêu trên đã cho phép chúng ta cần mổ xẻ ở các khía cạnh đáng suy gẫm đó là:
Do quá nhấn mạnh một chiều về cấp bằng học vị để chuẩn hóa cán bộ mà xem nhẹ chất lượng bằng cấp, học vị ấy ra sao- học giả hay học thật, bằng thật hay bằng giả? Bọn buôn bán bằng giả có thủ đoạn làm cả bảng điểm hẳn hoi để không sợ nghi ngờ bằng giả, khâu tuyển chọn dễ bị mắc lừa.
Cấp trên cũng học giả, có bằng giả; cấp dưới cũng “noi theo” như thế, chả ai phải kiểm tra ai và họ cùng nhau chung sống với cái giả đó. Trong khi các cơ quan chức năng lại chưa mạnh dạn vào cuộc, với tinh thần trách nhiệm vì sự tồn vong của chế độ. Họ chấp nhận học giả, chấp nhận xài bằng giả để chui vào cơ quan công quyền thì họ cũng chính là những cán bộ công chức không phải là thứ thiệt.
Biết bao nhiêu vụ việc ban hành các văn bản thiếu tính khả thi mà báo chí đã kêu ca rùm beng: nào là vừa ban hành lại hủy bỏ; ban hành theo kiểu ngồi trên trời làm chính sách; hàng lố văn bản sai quy phạm pháp luật mà Bộ Tư pháp đã thống kê; ngay cả một số luật ban hành chưa bao lâu thì đã lạc hậu. Phải chăng trong đó có số học giả, bằng giả chui vào bộ máy của chế độ ta?
Điều khó hiểu nhất là số đó vẫn chui sâu, trèo cao mà chúng ta chưa có cách đưa chúng ra ánh sáng công lý; không đưa được số đó ra ánh sáng công lý thì việc học giả, bằng giả thật sự không có hồi kết vì còn có cầu ắt sẽ có cung.
Thực tế đã, đang diễn ra như vậy, dư luận xã hội hết sức bất bình nếu không có chủ trương của Trung ương đứng ra chủ trì điều hành các cơ quan công an, nội vụ, giáo dục cùng phối hợp truy lùng đến nơi đến chốn thì khó mà vạch mặt chỉ tên được những người học giả, bằng giả mà vẫn ung dung tại vị.
NGUYỄN THANH LIÊM
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin