Tiết kiệm và ngăn nắp

07:03, 19/03/2014

Xã hội ta đang phát triển, nghề xây dựng trở thành một ngành “hot”. Đâu đâu cũng có thầu xây dựng, đâu đâu cũng có thợ hồ, cu li. Đây là một nghề lao động chân chính và hợp pháp chẳng cần phải bàn cãi. Chỉ xin “lạm bàn” hai đức tính cần có ở các thợ hồ và cu li. Đó là tính tiết kiệm và ngăn nắp.

Xã hội ta đang phát triển, nghề xây dựng trở thành một ngành “hot”. Đâu đâu cũng có thầu xây dựng, đâu đâu cũng có thợ hồ, cu li. Đây là một nghề lao động chân chính và hợp pháp chẳng cần phải bàn cãi. Chỉ xin “lạm bàn” hai đức tính cần có ở các thợ hồ và cu li. Đó là tính tiết kiệm và ngăn nắp.

Vì sao thợ hồ và cu li cần có hai đức tính này? Ai đã từng mướn thợ xây nhà hoặc đến tận những công trình đang xây dựng sẽ thấy ngay. Hầu như tất cả các thợ và cu li đều không ngăn nắp. Trong một căn nhà đang xây dựng thì chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều “đồ nghề” quăng tứ tung.

Nào thước, nào búa, nào cưa, nào xô xách hồ… và nhiều thứ vật dụng được vứt rất bừa bãi. Kết thúc buổi làm việc, mạnh ai nấy về. Ngày hôm sau, trước khi vào việc lại cất công đi tìm. Cứ như vậy lập lại, mà chẳng ai tự thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Tính tiết kiệm cũng cần phải phát huy. Tiết kiệm cho chủ nhà, tiết kiệm cho nhà thầu và tiết kiệm cho xã hội. Có những thứ trong công trình chắc chắn có thể sử dụng lại được và chất lượng không kém nhưng thợ hồ và cu li thường không làm thế. Họ thích sử dụng cái mới cho tiện, đó như một thói quen khó bỏ.

Nếu thợ hồ và cu li tập tính tiết kiệm và ngăn nắp, dần dần sẽ rèn cho mình một thói quen tốt có lợi cho mình và cho người khác. Đồng thời cũng làm cho chủ nhà có thiện cảm lớn với họ và tăng uy tín của thầu xây dựng khi nhận công trình. Việc làm nhỏ có giá trị lớn nhưng họ lại ít lưu tâm.

TRẦN THÀNH NGHĨA

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh