Tôi là một giáo viên đang giảng dạy tại một trường THCS. Mới đây, trường tôi tổ chức tập huấn về việc giáo dục học sinh theo hướng tích cực. Đáng nói là vị hiệu trưởng bác bỏ hoàn toàn câu răn dạy của người xưa “Thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi” và cho rằng đấy là một câu răn dạy hoàn toàn tiêu cực, khiến nhiều giáo viên trong trường không đồng tình.
Tôi là một giáo viên đang giảng dạy tại một trường THCS. Mới đây, trường tôi tổ chức tập huấn về việc giáo dục học sinh theo hướng tích cực. Đáng nói là vị hiệu trưởng bác bỏ hoàn toàn câu răn dạy của người xưa “Thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi” và cho rằng đấy là một câu răn dạy hoàn toàn tiêu cực, khiến nhiều giáo viên trong trường không đồng tình.
Hiệu trưởng tôi thấy từ “roi vọt” thì cho đấy là bạo lực, đánh đập vô tội vạ, không mang tính giáo dục. Nhưng tôi lại có cách nhìn khác, những câu nói của người xưa để lại không phải người xưa học ít, nói càn, làm ẩu.
Qua thực tiễn, qua trải nghiệm cuộc sống mà người ta mới đúc kết được và nếu không giá trị để đời có lẽ chúng đã biến mất từ lâu và chẳng ai nhớ làm gì. Vậy mà người đời sau, học vấn nhiều sao lại mạnh miệng phản bác và phủ nhận giá trị thực của nó?
Câu răn dạy này có 2 vế. Ở vế thứ nhất: “Thương con cho roi cho vọt”, xin đừng nắm vào 2 từ “roi vọt” rồi phân tích nghĩa đen mà cho rằng ông bà ta ngày xưa dạy con là đè ra đánh. Nếu phân tích như vậy, chúng ta coi thường trí tuệ của người xưa quá. Ở đây, chúng ta cần hiểu nghĩa rộng hơn.
“Thương con”, chúng ta phải biết răn dạy cứng rắn, nguyên tắc, chúng phải biết sợ, biết kính trọng cha mẹ và đồng thời qua đó cha mẹ tìm hiểu tâm tư nguyện vọng con cái, nhu cầu chính đáng của con cái. Từ đó, xem xét những mặt lợi, hại mà thỏa mãn tâm tư của con. Nếu ta làm như vậy, có giáo dục tiêu cực chăng?
Vế thứ hai: “Ghét con cho ngọt cho bùi”, chúng ta cũng không thể hiểu nghĩa đen là “ghét” đứa con nào ta cho chúng từng lời ngon tiếng ngọt. Thương con không đúng chỗ thành ra ta hại chúng. Thử hỏi, sự thương con, sa đà vào yêu sách tiêu cực của chúng có phải hại nhiều hơn lợi không? Thương con thái hóa thành ra “ghét” con là vậy!
Như vậy, rõ ràng cả 2 vế của câu răn dạy về cách dạy con của người xưa nếu ta vận dụng linh hoạt thì rất hữu ích.
TRẦN THÀNH NGHĨA
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin