Theo quy định của Nghị định số 135/2013/NĐ- CP của Chính phủ, Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của nghị định và pháp luật có liên quan. Muốn được bổ nhiệm làm Thừa phát lại phải hội đủ các tiêu chuẩn sau:
2/ Về tổ chức
a) Thừa phát lại
Theo quy định của Nghị định số 135/2013/NĐ- CP của Chính phủ, Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của nghị định và pháp luật có liên quan. Muốn được bổ nhiệm làm Thừa phát lại phải hội đủ các tiêu chuẩn sau:
- Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Không có tiền án;
- Có bằng cử nhân luật;
- Đã công tác trong ngành pháp luật trên 5 năm hoặc đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư; chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên từ trung cấp trở lên;
- Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;
- Không kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố.
Thừa phát lại có thể bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau:
- Miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân Thừa phát lại.
- Bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
+ Không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định;
+ Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Không hành nghề Thừa phát lại kể từ ngày được bổ nhiệm từ 6 tháng trở lên, trừ trường hợp có lý do chính đáng;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị xử lý vi phạm bằng hình thức cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm;
+ Bị kết tội bằng bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp tự mình hoặc theo đề nghị của Sở Tư pháp tỉnh, thành phố quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại.
Tùy theo mức độ, tính chất vi phạm, Thừa phát lại có thể bị xử lý vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu có thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
b) Văn phòng Thừa phát lại
Thừa phát lại hành nghề dưới hình thức văn phòng Thừa phát lại. Văn phòng Thừa phát lại có tính chất như doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực hoạt động có điều kiện nên việc thành lập văn phòng Thừa phát lại phải tuân theo quy định rất chặt chẽ của Nghị định số 135/2013/NĐ-CP của Chính phủ về điều kiện thành lập, thủ tục thành lập, quyết định cho phép cũng như việc đăng ký hoạt động. Một trong những điều kiện để đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại là phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt văn phòng Thừa phát lại.
Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành, chế độ tài chính của văn phòng Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định số 135/2013/NĐ-CP của Chính phủ, trong trường hợp nghị định này không quy định thì áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp.
Người thành lập văn phòng Thừa phát lại không được chuyển nhượng, cho thuê lại văn phòng Thừa phát lại.
Tùy tính chất và mức độ vi phạm, văn phòng Thừa phát lại có thể bị xử lý bằng một trong các hình thức sau:
- Tạm đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 3 tháng đến 12 tháng;
- Đình chỉ hoạt động và thu hồi quyết định cho phép thành lập văn phòng Thừa phát lại.
Việc vi phạm của văn phòng Thừa phát lại có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh các biện pháp xử lý nghiêm theo pháp luật đối với những Thừa phát lại và văn phòng Thừa phát lại có hành vi vi phạm, Nhà nước khuyến khích cá nhân tham gia hành nghề Thừa phát lại. Văn phòng Thừa phát lại được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian thực hiện thí điểm.
3) Quản lý nhà nước đối với Thừa phát lại
Theo quy định hiện hành, quản lý nhà nước về Thừa phát lại được thực hiện theo cơ chế: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Thừa phát lại; Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý nhà nước về Thừa phát lại. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt văn phòng Thừa phát lại quản lý nhà nước về Thừa phát lại tại địa phương; Sở Tư pháp giúp ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về Thừa phát lại.
Thẩm quyền, nội dung quản lý nhà nước như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Thừa phát lại.
- Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý nhà nước về Thừa phát lại và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Ban hành theo thẩm quyền và đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Thừa phát lại;
+ Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, thanh tra hoạt động Thừa phát lại;
+ Bồi dưỡng, đào tạo Thừa phát lại;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm Thừa phát lại; cấp, thu hồi thẻ Thừa phát lại;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt văn phòng Thừa phát lại quản lý nhà nước về Thừa phát lại tại địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Quy hoạch, phát triển nghề Thừa phát lại ở địa phương; tuyên truyền, phổ biên pháp luật về Thừa phát lại;
+ Cho phép thành lập, giải thể văn phòng Thừa phát lại;
+ Chỉ đạo kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động của Thừa phát lại.
- Sở Tư pháp giúp ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về Thừa phát lại tại địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Tiếp nhận hồ sơ, thực hiện các thủ tục trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm Thừa phát lại;
+ Tiếp nhận hồ sơ, thực hiện thủ tục trình ủy ban nhân dân cho phép thành lập, giải thể văn phòng Thừa phát lại;
+ Cấp, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của văn phòng Thừa phát lại;
+ Kiểm tra, thanh tra hoạt động của Thừa phát lại;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin