Giữa trưa những tiếng “leng keng” vang lên khiến những đứa trẻ ùa ra ngõ đợi xe kem đến để mua ăn. Được biết, so với các loại kem có tiếng trên thị trường, kem bán dạo có giá rẻ hơn một nửa, khoảng 1.500đ/cây, khách hàng chủ yếu của những loại kem là những học sinh cấp 1, cấp 2.
Giữa trưa những tiếng “leng keng” vang lên khiến những đứa trẻ ùa ra ngõ đợi xe kem đến để mua ăn. Được biết, so với các loại kem có tiếng trên thị trường, kem bán dạo có giá rẻ hơn một nửa, khoảng 1.500đ/cây, khách hàng chủ yếu của những loại kem là những học sinh cấp 1, cấp 2.
Quy trình làm kem bán dạo khá đơn giản với nước lã, chất tạo màu, hương xi rô (với giá 8.000- 9.000 đ/lít) và các loại trái cây như chuối, mít.
Theo đó, trái cây gọt mỏng, đem ép rồi tẩm đường hóa học, cho thêm vài ống va ni tạo mùi thơm, tăng độ ngọt rồi bỏ vào ngăn đá, chỉ vài giờ sau là có thể “xuất xưởng” dù không rõ chất lượng, thành phần chế biến, bao bì không có nhãn mác.
Khi được vận chuyển đi bán, kem được đựng trong những thùng xốp, người bán cũng không sử dụng bao tay để đưa kem cho khách nên dễ dẫn đến nguy cơ đau bụng, tiêu chảy, nôn ói...
Ngoài kem bán dạo, đá lạnh (đá cây) cũng đang được sử dụng nhiều trong thời điểm hiện nay. So với đá viên tinh khiết, đá lạnh được bán với giá rẻ hơn đến 30- 40%, thời gian tan lâu hơn nên được các chủ quán nhậu, quán nước mía chọn mua.
Do giá bán rẻ hơn phân nửa so với các loại đá viên, kem có thương hiệu nên được nhiều người lựa chọn, nhất là các em học sinh. Tuy nhiên, các sản phẩm giải khát này lại tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thiết nghĩ, các bậc phụ huynh cần phải quan tâm, dặn dò con em tuyệt đối không được mua kem, nước giải khát từ những người bán hàng quanh cổng trường để tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát các cơ sở chế biến thực phẩm. Nếu phát hiện cơ sở nào vi phạm quy định, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, cần tiến hành xử lý nghiêm.
NHẤT HUỲNH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin