Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5/2013. Bộ luật Lao động (sửa đổi) gồm 17 chương, 242 điều, tăng 44 điều so với Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002.
Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5/2013. Bộ luật Lao động (sửa đổi) gồm 17 chương, 242 điều, tăng 44 điều so với Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002.
Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã đưa ra những quy định cụ thể hơn và bảo vệ lợi ích cho người lao động nhiều hơn.
Bộ luật Lao động là văn bản luật có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về những chế định điều chỉnh các quan hệ lao động và các quan hệ liên quan nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng cho mình, từ số báo này Báo Vĩnh Long xin giới thiệu tới bạn đọc phần tiếp theo những nội dung mà người lao động và doanh nghiệp cần biết trong Bộ luật mới.
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P1)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P2)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P3)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P4)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P5)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P6)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P7)
Việc học nghề và dạy nghề, trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 59, 60, 61 Bộ luật Lao động thì người lao động được lựa chọn nghề, học nghề tại nơi làm việc phù hợp với nhu cầu việc làm của mình.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động có đủ điều kiện thành lập cơ sở dạy nghề hoặc mở lớp dạy nghề tại nơi làm việc để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình và đào tạo nghề cho người học nghề khác theo quy định của pháp luật dạy nghề.
Về trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề:
Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hàng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.
Người sử dụng lao động phải báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong báo cáo hàng năm về lao động.
Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.
Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định.
Hai bên phải ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) đào tạo nghề, hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản.
Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết HĐLĐ khi đủ các điều kiện theo quy định của bộ luật này.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động (sửa đổi) thì hai bên phải ký hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.
Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau: Nghề đào tạo; địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo; chi phí đào tạo; thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo; trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo; trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng BHXH, BHYT cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
Chương học nghề theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2002 (sửa đổi) gồm 6 điều và đặt sau chương việc làm, trước chương HĐLĐ với quan niệm trước khi bước vào lao động (giao kết HĐLĐ), thì học nghề coi là điều kiện cần có đối với mọi người lao động.
Năm 2006, Quốc hội ban hành Luật Dạy nghề có hiệu lực từ ngày 1/6/2007. Trong đó quy định rất cụ thể về việc dạy nghề theo ba cấp trình độ: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề.
Bộ luật Lao động (sửa đổi) quy định 4 điều về vấn đề học nghề, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề với nội dung:
- Quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề;
- Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động;
- Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí dạy nghề.
Tóm lại, chương này chủ yếu quy định vấn đề dạy nghề, tập nghề tại doanh nghiệp, để làm việc cho doanh nghiệp. Do vậy, có một số điểm mới so với Bộ luật Lao động năm 2002 (sửa đổi) như sau:
- Về tuổi học nghề phải đủ 14 tuổi (Bộ luật Lao động năm 2002 (sửa đổi) quy định 13 tuổi là tuổi học nghề);
- Hết thời gian học nghề, tập nghề nếu đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Lao động (sửa đổi), thì hai bên phải ký kết HĐLĐ;
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề.
MAI TUYẾT (thực hiện) (Còn tiếp)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin