Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5/2013. Bộ luật Lao động (sửa đổi) gồm 17 chương, 242 điều, tăng 44 điều so với Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002.
Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5/2013. Bộ luật Lao động (sửa đổi) gồm 17 chương, 242 điều, tăng 44 điều so với Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002.
Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã đưa ra những quy định cụ thể hơn và bảo vệ lợi ích cho người lao động nhiều hơn.
Bộ luật Lao động là văn bản luật có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về những chế định điều chỉnh các quan hệ lao động và các quan hệ liên quan nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng cho mình, từ số báo này Báo Vĩnh Long xin giới thiệu tới bạn đọc phần tiếp theo những nội dung mà người lao động và doanh nghiệp cần biết trong Bộ luật mới.
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P1)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P2)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P3)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P4)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P5)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P6)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P7)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P8)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P9)
Theo quy định thì trong thương lượng tập thể thì ai sẽ là người đại diện, nội dung, quy trình và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong thương lượng?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 69, 70 và 71 Bộ luật Lao động (sửa đổi):
Đại diện thương lượng tập thể được quy định như sau: Bên tập thể lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện của tổ chức đại diện BCH công đoàn ngành;
Bên người sử dụng lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là người đại diện cho người sử dụng lao động; thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ngành.
Số lượng người tham dự phiên họp thương lượng của mỗi bên do hai bên thỏa thuận.
Về đại diện thương lượng tập thể, theo quy định của Bộ luật Lao động (sửa đổi) thì đại diện thương lượng thỏa ước tập thể bên tập thể lao động tại doanh nghiệp là BCH công đoàn cơ sở hoặc BCH công đoàn lâm thời.
Bộ luật Lao động (sửa đổi) quy định: Đại diện thương lượng tập thể trong phạm vi doanh nghiệp là tổ chức đại diện tập thể lao động cơ sở.
Theo quy định tại điều giải thích từ ngữ của Bộ luật Lao động (sửa đổi) thì tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là BCH công đoàn cơ sở hoặc BCH công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
Nội dung thương lượng tập thể:
Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca, bảo đảm việc làm đối với người lao động; bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động; nội dung khác mà hai bên quan tâm.
Về nội dung thương lượng tập thể gồm 5 nhóm nội dung, trong đó những nội dung của thương lượng tập thể được mở rộng hơn so với quy định hiện hành là các bên có thể đưa thêm những nội dung khác nếu thấy cần thiết mà cả hai bên cùng quan tâm.
Điều cần lưu ý là những nội dung để hai bên thương lượng gồm 5 nhóm nội dung như đã nói ở trên, còn việc ký kết chỉ được tiến hành khi hai bên đạt được các nội dung đã thỏa thuận và với điều kiện có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp hoặc có trên 50% đại diện BCH công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành đối với thỏa ước tập thể ngành.
Quy trình thương lượng tập thể và trách nhiệm của tổ chức công đoàn được quy định như thế nào?
Trả lời:
Quy trình chuẩn bị thương lượng tập thể được quy định như sau:
Trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể ít nhất 10 ngày, người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, khi tập thể lao động yêu cầu trừ những bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động; thông báo nội dung thương lượng tập thể.
Chậm nhất 5 ngày làm việc trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể, bên đề xuất yêu cầu thương lượng tập thể phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết về những nội dung dự kiến tiến hành thương lượng tập thể.
Quy trình tiến hành thương lượng tập thể được quy định như sau:
Tổ chức phiên họp thương lượng tập thể; người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức phiên họp thương lượng tập thể theo thời gian, địa điểm do hai bên đã thỏa thuận.
Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó phải có những nội dung đã được hai bên thống nhất, thời gian dự kiến ký kết về các nội dung đã đạt được thỏa thuận; những nội dung còn ý kiến khác nhau; biên bản phiên họp thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện tập thể lao động, của người sử dụng lao động và của người ghi biên bản.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp thương lượng tập thể, đại diện thương lượng của bên tập thể lao động phải phổ biến rộng rãi, công khai biên bản họp thương lượng tập thể cho tập thể lao động biết và lấy ý kiến biểu quyết của tập thể lao động về các nội dung đã thỏa thuận.
Trường hợp thương lượng không thành một trong hai bên có quyền tiếp tục đề nghị thương lượng hoặc tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của bộ luật này.
Trách nhiệm của tổ chức công đoàn; tổ chức đại diện người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong thương lượng tập thể: Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho người tham gia thương lượng tập thể; tham dự phiên họp thương lượng tập thể nếu có đề nghị của một trong hai bên thương lượng tập thể; cung cấp trao đổi thông tin liên quan đến thương lượng tập thể.
Về quy trình thương lượng tập thể, Bộ luật Lao động (sửa đổi) quy định gồm 2 bước: quy trình chuẩn bị thương lượng; quy trình tiến hành thương lượng và trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp thương lượng tập thể, đại diện bên tập thể lao động phải phổ biến rộng rãi, công khai biên bản phiên họp và lấy ý kiến biểu quyết của tập thể lao động về nội dung mà hai bên đã thỏa thuận.
Trong trường hợp mà hai bên không thỏa thuận được những nội dung đưa ra trong khi thương lượng, thì có thể chọn lựa: tiếp tục thương lượng hoặc tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định.
Bộ luật Lao động sửa đổi cũng quy định rõ trách nhiệm của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động thương lượng tập thể, theo nguyên tắc là không trực tiếp can thiệp vào quá trình thương lượng, thỏa thuận của hai bên, nhưng phải hỗ trợ tích cực hai bên trong quá trình đàm phán, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể như tổ chức bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể; tham dự phiên họp thương lượng nếu được đề nghị của ít nhất là một bên thương lượng tập thể; cung cấp trao đổi các thông tin liên quan đến thương lượng tập thể.
MAI TUYẾT (thực hiện) (Còn tiếp)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin