Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5/2013. Bộ luật Lao động (sửa đổi) gồm 17 chương, 242 điều, tăng 44 điều so với Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002.
Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5/2013. Bộ luật Lao động (sửa đổi) gồm 17 chương, 242 điều, tăng 44 điều so với Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002.
Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã đưa ra những quy định cụ thể hơn và bảo vệ lợi ích cho người lao động nhiều hơn.
Bộ luật Lao động là văn bản luật có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về những chế định điều chỉnh các quan hệ lao động và các quan hệ liên quan nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng cho mình, từ số báo này Báo Vĩnh Long xin giới thiệu tới bạn đọc phần tiếp theo những nội dung mà người lao động và doanh nghiệp cần biết trong Bộ luật mới.
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P1)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P2)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P3)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P4)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P5)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P6)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P7)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P8)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P9)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P10)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P11)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P12)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P13)
>>Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) (P14)
Thời giờ làm việc bình thường và giờ làm việc ban đêm được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 104 và 105 Bộ luật Lao động (sửa đổi) thì thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày và 48 giờ trong 1 tuần.
Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 1 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong một tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
Thời giờ làm việc không quá 6 giờ trong 1 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
Về giờ làm việc vào ban đêm:
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, đây là những quy định nhằm bảo vệ sức lao động cho người lao động, tạo điều kiện để người lao động có thể phục hồi sức khỏe sau thời gian làm việc. Nội dung này quy định tại Chương VII, có 14 điều với những nội dung mới như:
Về giờ làm việc ban đêm, Bộ luật Lao động hiện hành chia ra làm 2 mốc từ 22 giờ đến 6 giờ sáng (áp dụng từ Thừa Thiên Huế trở ra các tỉnh phía Bắc); từ 21 giờ đến 5 giờ (từ Quảng Nam- Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam).
Bộ luật Lao động (sửa đổi) quy định thống nhất một mốc chung để áp dụng trong cả nước về giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.
Ngoài việc quy định thời giờ làm việc theo ngày, theo tuần như quy định hiện hành. Bộ luật Lao động (sửa đổi) còn quy định người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ.
Trường hợp nào thì được làm thêm giờ? Làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 106 và 107 Bộ luật Lao động (sửa đổi) thì làm thêm giờ là khoản thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Được sự đồng ý của người lao động; bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 30 giờ trong 1 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 1 năm.
Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt:
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau đây:
Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.
Điểm mới ở điều này là quy định những trường hợp đặc biệt làm thêm giờ như thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật, hay phải thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.
Trong trường hợp nói trên thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động cũng không được từ chối.
Về việc nghỉ ngơi trong giờ làm việc và nghỉ chuyển ca, nghỉ hàng tuần được quy định ra sao?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 108 và 109 Bộ luật Lao động (sửa đổi) thì người lao động làm việc liên tục 8 giờ hoặc 6 giờ theo quy định tại Điều 104 của bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.
Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.
Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động.
Về nghỉ chuyển ca:
Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
Về nghỉ trong giờ làm việc, điểm mới là đối với trường hợp những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định mà thời giờ làm việc không quá 6 giờ trong một ngày thì thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất là 30 phút và tính vào giờ làm việc.
Về nghỉ hàng tuần:
Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 1 tháng ít nhất 4 ngày.
Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
MAI TUYẾT (thực hiện) (Còn tiếp)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin