Trên thông tin đại chúng (chuyên mục Câu chuyện buổi sáng trên Báo Vĩnh Long số ra ngày 12/11: “Người làm chính sách”) và dư luận rất bất bình, lấy làm khó hiểu vì có các cơ quan mà những ông quan có quyền ra nghị định này, chính sách kia… lại ngồi trên trời mà đề ra chính sách.
Trên thông tin đại chúng (chuyên mục Câu chuyện buổi sáng trên Báo Vĩnh Long số ra ngày 12/11: “Người làm chính sách”) và dư luận rất bất bình, lấy làm khó hiểu vì có các cơ quan mà những ông quan có quyền ra nghị định này, chính sách kia… lại ngồi trên trời mà đề ra chính sách.
Kể ra thì nhiều lắm, nhưng nổi đình nổi đám gần đây báo chí lên tiếng là Nghị định 145/2013/NĐ-CP mà trong nội dung có quy định không tặng quà trong các buổi lễ… có hiệu lực từ ngày 16/12/2013.
Nghị định chưa vào cuộc sống mà dư luận xã hội phê phán đủ điều và họ còn nhắc lại biết bao thứ nghị định… na ná như vậy khi ban hành chưa thực hiện thì đã “chết yểu”.
Xin nêu lên một số vụ việc: phạt 5 triệu đồng nếu nghe điện thoại di động ở trạm xăng; chỉ được bán thịt heo trong vòng 8 giờ sau giết mổ; quan tài người chết không được lắp kính trên nắp; ông giáo dục thì lại rất quan tâm đến chính sách, cán bộ tiền khởi nghĩa, Mẹ Việt Nam anh hùng thi vào đại học được cộng thêm điểm; ông công an quy định giấy chứng minh nhân dân phải có tên cha mẹ. Và còn biết bao loại nghị định ban ra gây tổn hại tiền của, ngân sách mà không ai chịu trách nhiệm.
Tại diễn đàn Quốc hội cuối năm nay cũng có đại biểu mổ xẻ khi ban hành chính sách tốn công tốn sức, tốn giấy tốn mực, chuyển từ nơi này sang nơi khác trong cả nước (chưa nói những nghị định chính sách ấy gây tổn hại ở các lĩnh vực khác) thì khoản tốn kém ban hành các chính sách không hiệu quả ấy tổn hại cho dân cho nước như thế nào?
Điều đặt ra là tại sao có nhiều nghị định, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật sai trái tràn lan như vậy? Đến nỗi báo chí phải kêu lên: đó là sản phẩm của mấy vị ngồi phòng lạnh, xa rời thực tế, ông “quan” ngồi trong “liêu” có hiểu gì việc thần dân thiên hạ đâu!
Có vị lại bảo các ông ấy từ trên trời rơi xuống. Như chúng ta đều biết, nghị định là văn bản quy phạm pháp luật mà người có mối quan hệ tuân thủ, chấp hành chớ không có “động viên, khuyến khích” như các nhà soạn thảo Nghị định 145…
Điều đáng ngạc nhiên, đáng lo ngại là tại sao trong bộ máy công quyền ở tầm vĩ mô trong thời đại văn minh tiến bộ, mà còn nhiều hạt sạn như thế, còn những người soạn, ban hành văn bản như thế?
Những câu hỏi mà người dân đặt ra như vậy thì các vị lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan có mấy ông “nhàn cư” phải có câu trả lời thỏa đáng. Lòng tin của dân thì chúng ta không được xem thường. Mấy ông quan chức soạn, ban hành chính sách như vậy mà vẫn ung dung tại chức thì làm sao khôi phục lòng tin của dân được?
NGUYỄN THANH LIÊM
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin