Chọn cách tiết kiệm hợp lý

07:11, 07/11/2013

Ông bà ta có câu: “Ăn xưa, chừa nay” hay “Góp gió làm bão”- cùng đồng nghĩa với tiết kiệm. Nghĩa là khuyên mọi người trong chi tiêu tiền phải biết dành dụm tích lũy làm vốn để phát triển dần cơ nghiệp. Thường có nhiều cách tiết kiệm tùy theo điều kiện, hoàn cảnh, thời gian và phổ biến nhất là: bỏ ống heo, góp vốn xoay vòng, chơi hụi tiền, chơi hụi lúa, gửi ngân hàng,…

Ông bà ta có câu: “Ăn xưa, chừa nay” hay “Góp gió làm bão”- cùng đồng nghĩa với tiết kiệm. Nghĩa là khuyên mọi người trong chi tiêu tiền phải biết dành dụm tích lũy làm vốn để phát triển dần cơ nghiệp. Thường có nhiều cách tiết kiệm tùy theo điều kiện, hoàn cảnh, thời gian và phổ biến nhất là: bỏ ống heo, góp vốn xoay vòng, chơi hụi tiền, chơi hụi lúa, gửi ngân hàng,…

Góp vốn xoay vòng là một nhóm người theo giao ước tùy thời gian, tùy số tiền, đến ngày hẹn trong tháng thì những người trong nhóm sẽ góp lại một khoản tiền rồi ghi chữ “có hoặc không” vào mảnh giấy nhỏ gọi là thăm, rồi xúm lại bốc thăm, nếu ai bốc được thăm “có” sẽ nhận được cả khoản tiền đó.

Chơi hụi tiền cũng tương tự thế nhưng ai muốn hốt hụi mới bỏ thăm có ghi số tiền tùy ý, thăm có số tiền cao nhất sẽ được khoản tiền đó gọi là hốt hụi, người đi gom tiền để giao cho người hốt hụi gọi là “đầu thảo” cũng có một số tiền tùy theo quy định.

Thí dụ: hụi 500.000 đ/tháng khui 1 lần, có 10 người chơi, tháng đầu tiên chị A. bỏ thăm cao nhất là 50.000đ thì 9 người còn lại mỗi người chỉ đóng 450.000đ; chị B. là đầu thảo đi gom tiền 9 người là 4.050.000đ, rồi hưởng 500.000đ hay nhiều ít thì tùy theo quy định.

Chị A. phải đóng tiếp 9 tháng là 500.000 đ/tháng. Chị B. có trách nhiệm đi gom tiền và đóng bù, đóng thế nếu hụi viên chưa đóng hoặc trốn mất. Chơi hụi lúa cũng tương tự như chơi hụi tiền, mỗi năm có 3 mùa lúa, mỗi mùa sẽ đóng mấy giạ lúa được tính ra thành tiền.

Hình thức tiết kiệm phổ biến ở công sở là góp vốn xoay vòng, người buôn bán thì chơi hụi tiền, ở nông thôn thì chơi hụi lúa… Theo tôi, tiết kiệm theo cách góp vốn xoay vòng là an toàn nhất, còn chơi hụi thì những chỗ hụi càng lời nhiều thì nguy cơ bị giật lại càng cao, vì hụi lời nhiều cũng đồng nghĩa với cho vay nặng lãi.

Càng sai lầm hơn khi có một số người làm ăn theo cách đi vay chỗ lãi suất thấp rồi đưa lại chỗ lãi suất cao để hưởng chênh lệch, khi bị giật thì sẽ giật nợ dây chuyền, có khi hậu quả từ là chủ trở thành tớ, có thể nguy hiểm đến cả tính mạng...

Hiện nay tình trạng đáng báo động là chơi hụi và cho vay nặng lãi. Chúng ta không nên thấy cái lợi trước mắt mà quên đi nguy cơ đang rình rập sau lưng. Tôi rất tâm đắc lời dạy của Bác Hồ, tiết kiệm “là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”.

Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không những tiết kiệm cả của cải, mà còn phải tiết kiệm cả thời gian và sức lực, bởi của cải nếu hết còn có thể làm ra được, còn thời gian đã qua đi, không bao giờ quay trở lại.

Mai Xuân

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh