Góp phần nâng cao chất lượng hội nghị

08:10, 18/10/2013

Để nâng cao chất lượng các cuộc họp, hội nghị, gần đây một số địa phương, cơ quan, đơn vị đã có nhiều cố gắng đổi mới phương pháp làm việc như: gởi nội dung, chương trình cùng với thơ mời trước khi diễn ra hội nghị 2- 3 ngày để đại biểu có thời gian nghiên cứu.

Để nâng cao chất lượng các cuộc họp, hội nghị, gần đây một số địa phương, cơ quan, đơn vị đã có nhiều cố gắng đổi mới phương pháp làm việc như: gởi nội dung, chương trình cùng với thơ mời trước khi diễn ra hội nghị 2- 3 ngày để đại biểu có thời gian nghiên cứu.

Và trong chương trình hội nghị, ban tổ chức cũng có gợi ý nội dung và dự kiến phân công đơn vị phát biểu thảo luận, tham luận. Thông thường thì có 8- 10 đơn vị được gợi ý phát biểu và mỗi ý kiến phát biểu khoảng 10- 15 phút.

Điều này có cái hay là hội nghị không phải đọc lại tài liệu, thời gian làm việc được liên tục, ý kiến phát biểu có trọng tâm, trọng điểm và đại biểu dự hội nghị được nghe nhiều ý kiến hơn.

Tuy nhiên, qua theo dõi hội nghị ở một số nơi cho thấy, vẫn còn đại biểu không muốn lên ngồi hàng ghế trên mặc dù ban tổ chức hội nghị có hướng dẫn chỗ ngồi và phân công người trực tiếp hướng dẫn.

Một số đại biểu tranh thủ giải quyết việc riêng, ít tập trung nghe ý kiến phát biểu của đại biểu, đôi khi ngay cả nội dung phát biểu khai mạc của chủ trì hội nghị, hoặc thỉnh thoảng bỏ ra ngoài, “vô tư” nghe điện thoại, hoặc xem thông tin trên máy tính bảng, trên điện thoại di động, cá biệt còn có đại biểu “lén” đọc báo… Điều này, làm cho cuộc họp, hội nghị kém phần nghiêm túc.

Để khắc phục tình trạng này, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc hội nghị, chúng ta không dự kiến phân công đơn vị phát biểu trước, mà chỉ gởi nội dung gợi ý thảo luận, tham luận để tất cả đại biểu chuẩn bị trước khi dự họp, hội nghị.

Khi vào hội nghị, chủ tọa có thể mời bất kỳ đại biểu nào lên phát biểu. Lúc đầu có thể đại biểu chưa quen, chủ tọa hội nghị hãy để cho đại biểu tự chọn 1 trong số các nội dung mà ban tổ chức hội nghị đã gợi ý trước để phát biểu.

Sau vài lần hội nghị, khi đại biểu đã quen dần với cách làm này, chủ tọa hội nghị có thể mời bất kỳ đại biểu nào và yêu cầu họ phát biểu bất kỳ nội dung nào trong số các nội dung đã gợi ý trước.

Làm được như vậy, buộc mọi người khi nhận được thư mời hội nghị đều phải đi đúng thành phần, phải tự giác nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị kỹ các ý kiến phát biểu trước khi dự họp. Việc làm này sẽ góp phần đáng kể làm cho chất lượng hội nghị cũng như “bản lĩnh” của đại biểu cũng được nâng lên rõ nét.

HỒNG THANH

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh