Môi trường có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật của mọi quốc gia trên thế giới. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường luôn mang tính cấp thiết vì nó gắn liền với sự phát triển bền vững và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Môi trường có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật của mọi quốc gia trên thế giới. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường luôn mang tính cấp thiết vì nó gắn liền với sự phát triển bền vững và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Nếu không đặt đúng vị trí bảo vệ môi trường thì không thể đạt mục tiêu phát triển và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Một khi môi trường đã bị biến đổi thường khó có thể tự lấy lại cân bằng.
Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam nói chung và ở Vĩnh Long nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm.
Riêng trên địa bàn Vĩnh Long, từ năm 2007 đến nay, ngoài các hoạt động hưởng ứng các sự kiện môi trường và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, còn triển khai 4 mô hình điểm về bảo vệ môi trường nông thôn; triển khai dự án truyền thông bảo vệ môi trường: “Tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho cán bộ quản lý các cấp, các ngành và nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư Vĩnh Long trong giai đoạn hội nhập kinh tế, quốc tế”; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong nhân dân về bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế tài… về bảo vệ môi trường đạt được kết quả thiết thực, góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà trong thời kỳ đổi mới đất nước.
Tuy nhiên, môi trường một số nơi trong nước nói chung và Vĩnh Long nói riêng vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh và hiện nay đến mức báo động như: đất đai bị xói mòn; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không đảm bảo; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước mặt (nước thải từ các hộ gia đình, khu dân cư; nước thải từ các chợ, khu thương mại; nước thải từ các bệnh viện, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất công nghiệp…); các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm và gây ô nhiễm không khí (khí thải, mùi hôi phát sinh từ cơ sở sản xuất lò gạch, làng nghề…) và các nguồn gây ô nhiễm đất (do sử dụng nông dược bảo vệ thực vật và phân hóa học trong sản xuất là tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm và suy thoái môi trường đất)… dẫn đến bệnh tật gia tăng, hiện tượng thiếu nước ngọt và nước sạch… ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân… công tác bảo vệ môi trường hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội phù hợp với tình hình mới.
Bảo vệ môi trường chú trọng nhiều vào đẩy mạnh phát triển kinh tế mà không thấy được tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường do con người gây ra.
Có thể nói, sự nghiệp bảo vệ môi trường ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW và Kế hoạch số 45-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Trong nghị quyết nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế- xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia…”
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới, cán bộ, đảng viên và nhân dân cần tập trung quán triệt những nội dung cơ bản sau:
- Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng, các ngành, các cấp về bảo vệ môi trường; xây dựng kế hoạch tuyên truyền hợp lý hơn nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm cho mọi người hiểu rõ về lợi ích và trách nhiệm, tự giác và tích cực tham gia bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và có các chế tài để xử phạt nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường; xác định rõ trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Tạo cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách, khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Đề cao trách nhiệm phân công sự tham gia có hiệu quả của mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội, các phương tiện truyền thông,…
- Áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường: thực hiện nguyên tắc người gây thiệt hại đối với môi trường phải khắc phục, bồi thường; áp dụng các chính sách, cơ chế hỗ trợ về vốn, khuyến khích về thuế, trợ giá đối với hoạt động bảo vệ môi trường.
- Phối hợp cùng với chính quyền địa phương giải quyết triệt để các vấn đề môi trường bức xúc: các “điểm nóng” về môi trường lưu vực sông, đô thị, các khu vực công nghiệp, làng nghề; cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
KIM NGÂN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin