Trước đây, ở Tây Nam Bộ mỗi năm nông dân chỉ làm một vụ mùa. Khi trời sa mưa thì gieo cấy cho đến các tháng cuối năm âm lịch mới thu hoạch. Lúc đó, ngoài sản lượng lúa còn có nguồn thủy sản phong phú trên các kinh, rạch, ao, đìa... Sau khi gieo cấy xong, lúa vượt cao, cánh đồng xanh mơn mởn. Việc đồng áng rảnh rỗi, người dân quê đi đặt lọp, trúm, soi, câu, làm hầm... kiếm cá
Trước đây, ở Tây Nam Bộ mỗi năm nông dân chỉ làm một vụ mùa. Khi trời sa mưa thì gieo cấy cho đến các tháng cuối năm âm lịch mới thu hoạch. Lúc đó, ngoài sản lượng lúa còn có nguồn thủy sản phong phú trên các kinh, rạch, ao, đìa... Sau khi gieo cấy xong, lúa vượt cao, cánh đồng xanh mơn mởn. Việc đồng áng rảnh rỗi, người dân quê đi đặt lọp, trúm, soi, câu, làm hầm... kiếm cá bổ sung dinh dưỡng cho bữa ăn gia đình.
Đến khi gặt, đồng ruộng nước xâm xấp, bà con tát ao, đìa hay dùng nôm đi bắt cá lóc, trê, chạch, rô... Lúc này cá lóc cỡ cườm tay, cườm chân, cá trê vàng da óng ánh, cá chạch, cá rô mề... con nào cũng nung núc, bụng đầy trứng.
Cá bắt được nhiều ăn không hết, bà con đem ra chợ bán tăng thu nhập cho gia đình. Ở Cà Mau, Đồng Tháp còn nổi tiếng là nơi cung ứng cá đồng cho các chợ ở ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh. Cá đồng nhiều quá, bà con còn làm mắm, phơi khô dự trữ.
Sau này, ruộng đồng được thâm canh tăng vụ, đất không được “nghỉ ngơi”, một năm canh tác 2- 3 vụ lúa, sản lượng thu hoạch tăng lên đáng kể, kinh tế nông nghiệp phát triển nhanh, đời sống nông dân khá lên rõ rệt.
Tuy nhiên, để năng suất cao, ruộng đồng cần có phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài lợi ích trước mắt, ai cũng thấy rõ nguồn thuốc bảo vệ thực vật sử dụng (còn bị lạm dụng) quá nhiều, tràn lan trên mặt nước, tồn đọng trong đất đai, ao đìa hay chảy tràn lan xuống kinh rạch.
Điều đó gây tác hại đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và còn là nguyên nhân làm nguồn cá đồng giảm đáng kể.
Một tệ trạng nữa là nạn xiệc điện đến nay vẫn còn xảy ra rải rác một số nơi cũng là nguyên nhân làm tiệt môi sinh của các loài cá đồng sinh sôi nảy nở. Cây vợt điện “tử thần” thọc xuống nước đến đâu y như rằng một cuộc “thảm sát” cá ở đó, không con cá nào còn đường thoát thân.
Nơi nào “thợ bắt” đi qua, mặt nước yên lặng, nhiều ngày không còn thấy cá lên “đớp mống”. Cách diệt cá “sạch sành sanh” như vậy, chẳng khác nào “nhổ cỏ tận gốc” thì còn cá đâu mà sinh sôi, nảy nở? Bắt cá bằng xiệc điện là hành vi nguy hiểm đến tính mạng bản thân mà còn vi phạm pháp luật về việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái môi trường.
HOÀNG ĐƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin