Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên có quyền đề nghị chấm dứt việc nuôi con nuôi

05:06, 18/06/2013

Cách đây 10 năm, vợ chồng tôi có nhận một đứa trẻ làm con nuôi. Nay, con nuôi tôi đã19 tuổi và trong cuộc sống giữa chúng tôi có những điều bất đồng. Ý nguyện của đứa con này muốn rời khỏi gia đình tôi và không còn quan hệ cha, mẹ, con với chúng tôi. Sau khi bàn bạc, vợ chồng tôi cũng đã thống nhất theo ý nguyện của con. Chúng tôi có quyền đề nghị xin chấm dứt quan hệ với

Cách đây 10 năm, vợ chồng tôi có nhận một đứa trẻ làm con nuôi. Nay, con nuôi tôi đã19 tuổi và trong cuộc sống giữa chúng tôi có những điều bất đồng. Ý nguyện của đứa con này muốn rời khỏi gia đình tôi và không còn quan hệ cha, mẹ, con với chúng tôi. Sau khi bàn bạc, vợ chồng tôi cũng đã thống nhất theo ý nguyện của con. Chúng tôi có quyền đề nghị xin chấm dứt quan hệ với con nuôi này không? Khi chấm dứt, chúng tôi có phải chia tài sản gì cho con nuôi không?

L.V.B. (Long Hồ)

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Hôn nhân và Gia đình: Con nuôi đã thành niên, cha, mẹ đẻ, người giám hộ của con nuôi, cha, mẹ nuôi theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị viện kiểm sát yêu cầu tòa án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp quy định tại Điều 76 của luật này.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình: Một trong những trường hợp khi có yêu cầu của những người quy định tại khoản 1 Điều 77 nói trên, tòa án có thể ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi đó là cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi.

Do đó, ông bà hoặc người con nuôi (đã thành niên) đều có thể đề nghị tòa án xem xét giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi.

Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt nuôi con nuôi trong trường hợp bà hỏi được quy định tại khoản 1 và 2 Điều 78 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:

1. Khi chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của tòa án, các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi cũng chấm dứt.Nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì tòa án ra quyết định giao người đó cho cha mẹ đẻ hoặc cá nhân, tổ chức trông nom, nuôi dưỡng.

2. Trong trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công sức đóng góp vào khối tài sản chung của gia đình cha mẹ nuôi thì được trích một phần từ khối tài sản chung đó theo thỏa thuận giữa con nuôi và cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.

Luật sư TRẦN VĂN SỸ

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh