Theo dõi đợt góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này, tôi thấy đây thật sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, đã tạo không khí sôi nổi, được sự hưởng ứng rộng rãi của tầng lớp nhân dân với tinh thần tự giác, đầy nhiệt huyết và trách nhiệm cao.
Theo dõi đợt góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này, tôi thấy đây thật sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, đã tạo không khí sôi nổi, được sự hưởng ứng rộng rãi của tầng lớp nhân dân với tinh thần tự giác, đầy nhiệt huyết và trách nhiệm cao.
Nói về chiều rộng thì từ Trung ương đến địa phương đã tổ chức nhiều đợt hội thảo, hội nghị, họp ngành, họp dân góp ý vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; hầu như nơi nào khí thế hưởng ứng cũng rất sôi nổi.
Về chiều sâu, ngành, địa phương đều tổ chức hội họp đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; nói chiều sâu bởi vì Hiến pháp là luật mẹ, nó chi phối, nó điều chỉnh toàn xã hội trên các lĩnh vực cho nên có những ngành góp ý cho bản thân ngành mình vừa sâu, vừa sát thực tế nhất, đã góp phần làm sáng tỏ cho từng lĩnh vực mà dự thảo Hiến pháp đề ra.
Cái chiều sâu khá đặc biệt lần này là chúng ta huy động rộng khắp các nhà khoa học, các cán bộ đã từng công tác ngành pháp luật đang tại vị, đã kinh qua công tác ở ngành pháp luật nay đã chuyển ngành hoặc nghỉ hưu; các vị cán bộ các cấp đã nghỉ hưu từng kinh qua công tác lãnh đạo, quản lý còn minh mẫn tham gia góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Các vị nêu trên với tinh thần đầy nhiệt huyết đưa nội dung dự thảo bàn bạc phân tích có lý có tình vừa mang tính chất thực tiễn vừa thể hiện được ý chí nguyện vọng, tình cảm sâu sắc của người dân; làm cho chất lượng góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp có chất lượng cao hơn.
Cho đến nay (đầu tháng 3/2013), đã có nhiều xã sơ kết đợt góp ý sửa đổi Hiến pháp. Nhìn tổng quát đây là đợt sinh hoạt chính trị vừa sâu vừa rộng, cũng rất hiếm thấy có cuộc sinh hoạt chính trị nào quy mô sâu rộng như vậy.
Về cơ bản, cả nước thống nhất cao bản dự thảo, nhất trí với các nội dung mới đưa vào Hiến pháp lần này; nhưng cũng không ít ý kiến bổ sung những tình tiết mới có lý có tình, chỉnh sửa một số ý để sát với thực tế hơn.
Ngoài những mặt tốt, người viết vẫn còn băn khoăn một số vấn đề mà các cơ quan hữu trách cần nghiên cứu đánh giá.
Thời gian dành cho góp ý sửa đổi Hiến pháp tuy có dài, nhưng các khâu chuẩn bị, triển khai, thực hiện chậm chạp, lại vướng vào Tết cổ truyền mất thời gian gần 1 tháng, trong khi đó nhiều người chưa hiểu Hiến pháp cũ bao nhiêu, thậm chí có người chỉ hiểu lõm bõm thì góp ý thật là khó; cũng không có được mấy người đủ thời gian đọc bản dự thảo; có người đọc tới đâu góp ý tới đó, trước sau lủng củng; về từ ngữ trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp có nhiều cụm từ ngay cán bộ tại chức, cán bộ về hưu cũng khó hiểu, thì người dân ít chữ càng khó hiểu được. Đó là những hạn chế trong việc tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp.
Một số địa phương chưa quy tụ các cán bộ kinh qua công tác pháp lý, các cán bộ kinh qua công tác lãnh đạo, quản lý đã nghỉ hưu nhưng còn tỉnh táo để các vị này đầu tư sâu, nghiên cứu kỹ, để họ tham gia góp cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp có chất lượng; và những cán bộ ấy cũng là lực lượng nòng cốt trong các cuộc hội họp bàn bạc góp ý sửa đổi Dự thảo Hiến pháp. Đây là cái vốn quý chúng ta chưa phát huy và sử dụng tốt.
Mặt khác, có xã khi triển khai ra dân, cán bộ thay phiên nhau mà đọc bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp từ A tới Z, có cuộc 30- 40 người dân đến dự nhưng chỉ có 2 ý kiến đóng góp; chưa dám đánh giá 2 ý kiến đó chất lượng ra sao, nhưng 30- 40 người tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp mà có 2 ý kiến thì khó chấp nhận được; có xã sơ kết toàn xã ý kiến đóng góp cũng rất ít.
Những tình tiết nêu trên có lẽ cũng minh họa một phần về phương pháp, cách làm của cấp có trách nhiệm nơi này, nơi khác còn mang tính chiếu lệ, còn thực chất có lẽ chưa được quan tâm đúng mức.
Dù đây là cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, mặt được thì rất lớn, đã tạo sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân trong nước, đã xuất hiện nhiều tấm gương chịu khó nghiên cứu tham gia một số ý kiến rất bổ ích; tất nhiên chúng ta cũng không thể tránh khỏi những khuyết điểm.
Điều mừng là lãnh đạo Trung ương mới đây nhận ra và quyết định kéo dài thời gian tiếp nhận ý kiến góp ý của nhân dân. Vấn đề đặt ra cho hôm nay và bài học kinh nghiệm sắp tới là chúng ta không được lơ là việc tôn trọng chất lượng cuộc sinh hoạt chính trị mang ý nghĩa to lớn như vậy, những sai sót vấp váp của chúng ta đều làm tổn thương cho bản chất cuộc sinh hoạt chính trị ấy.
NGUYỄN THANH LIÊM (Trà Ôn)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin