Sính ngoại không phải là căn bệnh của tất cả những người Việt Nam, mà chỉ là một số ít những người có thu nhập cao muốn chứng tỏ đẳng cấp của mình trong xã hội. Một số ít khác chỉ nhằm mục đích “thử qua một lần cho biết”, khi có điều kiện. Còn thì, đại đa số người Việt chỉ muốn tiêu dùng sản phẩm của người Viêt. Nhưng tại sao trên thị trường hàng Việt dường như “lép vế” hơn
Sính ngoại không phải là căn bệnh của tất cả những người Việt Nam, mà chỉ là một số ít những người có thu nhập cao muốn chứng tỏ đẳng cấp của mình trong xã hội. Một số ít khác chỉ nhằm mục đích “thử qua một lần cho biết”, khi có điều kiện. Còn thì, đại đa số người Việt chỉ muốn tiêu dùng sản phẩm của người Viêt. Nhưng tại sao trên thị trường hàng Việt dường như “lép vế” hơn thị trường hàng ngoại nhập?
Điều dễ nhận thấy nhất, hàng ngoại nhập– chủ yếu là những mặt hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc– vừa có mẫu mã bắt mắt, vừa có giá thành rẻ, lại vừa có nhiều chiêu lập lờ đánh lận con đen qua sự tiếp tay của một số doanh nghiệp, con buôn gian lận nên dễ tạo ra nhiều thị phần tiêu thụ. Người dân thuộc về các tầng lớp công nhân viên chức, nông dân có thu nhập quá ư khiêm nhường không thể chọn những mặt hàng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày có giá thành rẻ hợp với túi tiền, nhiều khi không phân biệt được hàng nội hay hàng ngoại, có độc hay không có độc hại, hoặc có biết mà vẫn phải bấm bụng để mua sắm.
Hàng ngoại kém chất lượng, giá rẻ, được nhập vào thị trường Việt Nam do từ đường buôn lậu qua các cửa khẩu, lợi dụng kẽ hở của hải quan và sự tiếp tay của một số gian thương với đủ các trò lừa bịp dưới mọi hình thức: trái cây tẩm hóa chất để giữ độ tươi lâu ngày (trên 3 tháng vẫn còn giữ nguyên hình trạng ban đầu). Nho Trung Quốc mạo danh nho Mỹ bán với giá rẻ không ngờ. Cam Trung Quốc mượn nhãn hiệu cam Việt Nam. Áo ngực Trung Quốc có chứa các chất lạ (viên nhựa polystyrene và dung dịch dầu khoáng) gây hoang mang, dao động trong quần chúng. Các mặt hàng điện tử mua về không sử dụng được. Lồng đèn trung thu dành cho trẻ em có chứa độc tố trong những mẫu mã kỳ lạ, màu sắc sặc sỡ… Thật đủ chiêu thức để qua mặt người tiêu dùng vốn dễ tính.
Người Việt dùng hàng Việt là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, người có nhiệt tâm với quê hương đều lấy làm phấn kích, nhưng bên cạnh lại có không ít người vì lợi ích riêng tư đã không ngần ngại đi ngược với nguyện vọng chung. Ngoài những gian thương tiếp tay cho hàng nhập lậu, còn có những tổ chức kinh doanh mượn đầu dê bán thịt chó, tổ chức nhiều hội chợ quy mô mang danh hàng Việt nhưng bên trong lại bày bán đầy những sản phẩm nước ngoài.
Cụ thể như hội chợ “Người Việt– hàng Việt hội nhập WTO” do một công ty CP quảng cáo hội chợ quốc tế tổ chức đã bày bán đầy rẫy các mặt hàng nhãn hiệu Trung Quốc, từ mắt kính thời trang, tranh 3D, máy may mini gia đình, quần áo, dây nịt, ví da…
Khi tôn vinh hàng Việt, cổ động hàng Việt chỉ là hình thức bên ngoài để che giấu thực chất bên trong thì hàng Việt liệu có được chỗ đứng nơi nào?
Có thể có một số mặt hàng thiết yếu không thuộc sản phẩm Việt Nam. Có thể vì thu nhập không cao nên phải chọn mặt hàng hợp với túi tiền. Nhưng hàng Việt là vốn quý của quê hương, mang đậm bản chất dân tộc, lại hợp với nhãn quan, khẩu vị mà không sợ phải mang lấy mầm mống độc hại. Tin dùng hàng Việt tức là đã vừa gián tiếp góp tay vào sự ổn định sản phẩm, nâng cao thị trường tiêu thụ nước nhà, vừa thể hiện được tinh thần dân tộc đã có tự ngàn xưa. “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”.
TRÀ KIM LONG (TP Hồ Chí Minh)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin