Xin tòa soạn cho biết, pháp luật hiện hành quy định thế nào về điều kiện hưởng lương hưu của người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện?
Xin tòa soạn cho biết, pháp luật hiện hành quy định thế nào về điều kiện hưởng lương hưu của người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện?
Nguyễn Thanh Bình (Bình Minh)
Trả lời: Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, điều kiện hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hoặc khoản 2 Điều 29 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007.
Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 27 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hoặc Điều 30 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007.
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định tại khoản 1 điều này, kể cả những người đã có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên mà chưa nhận BHXH một lần có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện thì được đóng tiếp theo quy định tại Điều 26 nghị định này cho đến khi đủ 20 năm.
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin