Người nông dân và an toàn vệ sinh lao động

07:08, 21/08/2012

Đối với nông dân, việc tiếp xúc với phân bón, hóa chất dùng trong nông nghiệp là việc hết sức thường xuyên. Tuy nhiên, hiếm thấy ai dùng dụng cụ bảo hộ lao động như mắt kính, khẩu trang, bao tay, quần áo bảo hộ... khi bón phân, phun thuốc. Tuy bản thân họ đều biết thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng độc hại đến sức khỏe nhưng khi được hỏi thì vì sao

Đối với nông dân, việc tiếp xúc với phân bón, hóa chất dùng trong nông nghiệp là việc hết sức thường xuyên. Tuy nhiên, hiếm thấy ai dùng dụng cụ bảo hộ lao động như mắt kính, khẩu trang, bao tay, quần áo bảo hộ... khi bón phân, phun thuốc. Tuy bản thân họ đều biết thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng độc hại đến sức khỏe nhưng khi được hỏi thì vì sao không dùng quần áo bảo hộ lao động thì câu trả lời là “do vướng víu, khó thao tác” nên họ bỏ qua biện pháp an toàn bắt buộc này.

Thực trạng mất an toàn vệ sinh lao động trong nông nghiệp đang diễn ra phổ biến và rất đáng lo ngại. Vì phân bón, thuốc trừ sâu hóa học ngày càng “nặng đô” để có tác dụng cao với cây trồng, diệt được nhiều loại sâu, cỏ gây hại hoa màu nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người sử dụng gây ra các bệnh về da, đường hô hấp… Theo một kết quả điều tra của Đại học Quốc gia Hà Nội, cả nước hiện có 15- 20 triệu người thường xuyên tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật và khoảng 70% trong số đó đã có triệu chứng ngộ độc. Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế) đã cảnh báo, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất tại các bệnh viện, chỉ sau cao huyết áp, bệnh về phổi và tai nạn giao thông. Càng cho ta thấy tính chất quan trọng của việc sử dụng bảo hộ lao động trong nông nghiệp.

Bên cạnh vấn nạn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trong quá trình làm nông, nhiều người dân còn gặp không ít rủi ro do chủ quan, bất cẩn trong sử dụng máy móc trang thiết bị để cắt cỏ, tuốt lúa, sử dụng điện chạy máy bơm nước... Trong đó, không ít vụ để lại thương tật vĩnh viễn cho bản thân, tôi được một người bạn kể nghe một tai nạn của một người nọ khi sử dụng máy cày, do mới mua chưa không nắm rõ kỹ thuật vận hành máy, loay hoay mãi không được, bất ngờ răng bừa bật mạnh đâm thẳng vào bụng nhưng may mắn không bị thương nặng, có trường hợp thương tâm hơn người đi tuốt lúa, do sơ ý đã bị máy cuốn bàn tay vào, rút cả gân ra.

Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền thông tin, mở các đợt tập huấn huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người dân hiểu để họ sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động đảm bảo an toàn sức khỏe của bản thân đồng thời những chai lọ, bao đựng thuốc trừ sâu, trừ cỏ dùng hết không được vứt bừa bãi đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn cho người khác. Bên cạnh đó, khi sử dụng các loại máy móc, thiết bị lao động nông nghiệp cần nắm vững quy tắc sử dụng, quy trình vận hành máy móc. Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường trong nông nghiệp nông thôn không chỉ góp phần bảo vệ tốt sức khỏe, tính mạng, thành quả lao động cho nông dân mà còn góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

NHẤT HUỲNH (Vũng Liêm)

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh