Nhiều năm nay, mỗi khi thu hoạch lúa xong là chủ vịt hỏi mua đồng trống của các chủ ruộng. Thông thường hai bên tự thỏa thuận giá bán, mỗi công từ 10- 20 ngàn đồng. Việc “bán đồng” này đã kéo dài từ hàng chục năm nay, không những chủ vịt có địa bàn để thả vịt ăn mà chủ đất cũng nhờ vậy mà đỡ nhiều khâu như bắt sâu hại, lúa thừa, ốc bươu vàng,…
Nhiều năm nay, mỗi khi thu hoạch lúa xong là chủ vịt hỏi mua đồng trống của các chủ ruộng. Thông thường hai bên tự thỏa thuận giá bán, mỗi công từ 10- 20 ngàn đồng. Việc “bán đồng” này đã kéo dài từ hàng chục năm nay, không những chủ vịt có địa bàn để thả vịt ăn mà chủ đất cũng nhờ vậy mà đỡ nhiều khâu như bắt sâu hại, lúa thừa, ốc bươu vàng,…
Người dân xã Nhơn Bình “bán đồng” để làm giao thông.
|
Rồi thời gian gần đây, xuất hiện một cách làm mới ở xã Nhơn Bình (Trà Ôn). Chính người dân đã nghĩ ra cách làm độc đáo này. Thay vì tự người dân trực tiếp “bán đồng” thì UBND xã đã đứng ra làm trung gian, làm hợp đồng bán giữa chủ đất với ruộng của người dân. Cách làm này vừa giúp UBND xã kiểm soát được các nguồn vịt từ nhiều nơi đến và công tác tiêm phòng chặt chẽ hơn,… vừa có thể thu tiền “bán đồng” để gom lại làm đường giao thông nông thôn. Ngoài ra, còn có thêm một phần đóng góp từ các chủ máy gặt đập liên hợp. Sự đóng góp tự nguyện này bắt đầu từ khi có máy gặt vào đồng. Đây là số tiền để tu sửa lại những nơi đường bị hỏng mỗi khi máy gặt đi qua.
Mới đây, ấp Nhơn Ngãi, xã Nhơn Bình vừa rải đá được hơn 3,2km (ngang 0,6m). Kinh phí lên tới 54,5 triệu đồng, trong đó UBND xã cấp 10 triệu đồng. Còn lại là tiền “bán đồng” năm 2011 đem gửi vào ngân hàng cộng với số tiền của mùa này mới làm được như vậy. Hiện đã bước sang mùa mưa, nhiều nơi đổ cát, đá trước đây đã bắt đầu xuống cấp, nên ngoài ấp Nhơn Ngãi, nhiều nơi khác cũng đang có kế hoạch gom tiền “bán đồng” và đóng góp tự nguyện của máy gặt liên hợp để tiếp tục đổ đá, đổ cát,... cho các tuyến đường. Cách làm độc đáo này đáng được nhiều nơi suy nghĩ và học hỏi.
TẤN ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin