Chưa bao giờ số lượng những người cầm viết lại đông như lúc này. Số người viết văn, làm thơ và viết báo (kể cả chuyên và không chuyên) đã nhiều lên so với sự gia tăng dân số cũng như các báo. Điều này là một tín hiệu đáng mừng– đó là mặt bằng dân trí đã được nâng cao, nhu cầu đọc, kéo theo nhu cầu viết.
Chưa bao giờ số lượng những người cầm viết lại đông như lúc này. Số người viết văn, làm thơ và viết báo (kể cả chuyên và không chuyên) đã nhiều lên so với sự gia tăng dân số cũng như các báo. Điều này là một tín hiệu đáng mừng– đó là mặt bằng dân trí đã được nâng cao, nhu cầu đọc, kéo theo nhu cầu viết.
Các nhà văn, nhà báo đã có tên tuổi, đã có chỗ đứng vững vàng thì rất nhiều. Và số người mới bước vào làng văn, làng báo cũng ở con số không nhỏ. Ở thời đại chúng ta, việc giao lưu tin tức thời sự, kinh tế, văn hóa xã hội, văn nghệ… rất nhanh và không kém phần chính xác. Khả năng của người viết, cộng với sự phát triển của phương tiện truyền thông đã thỏa mãn nhu cầu người đọc. Thế nhưng trong sự phát triển ồ ạt đó, trong dòng chảy tưởng êm xuôi của suối nguồn trí thức, chúng ta vẫn bắt gặp- ngày càng nhiều- những rác rưởi không đáng có. Một số ít người cầm viết đã không ngại ngần khi “ăn cắp” ý tưởng của người khác. Từ ăn cắp ý tưởng, dẫn đến ăn cắp câu văn, đoạn văn và có người không ngần ngại– ăn cắp cả bài văn.
Ăn cắp là hành vi xấu. Ăn cắp văn chương chữ nghĩa lại càng xấu hơn. Người viết cần phải có tài và bao trùm trên yếu tố tài năng phải là đạo đức. Viết đến đây, tôi nhớ một câu chuyện trong sách “Cổ học tinh hoa”: Dương Chấn được bổ làm Thái thú quận Đông Lai. Quan huyện ở đất Xương Ấp là Vương Mật trước kia đã được ông đề bạt, đêm khuya đem vàng đến lễ. Dương Chấn không nhận. Vương Mật nài nỉ “Xin ngài cứ nhận. Bây giờ đêm khuya, không ai biết”. Dương Chấn nói: “Trời biết, đất biết, ông biết, tôi biết, sao bảo không ai biết?” Vương Mật nghe nói, xấu hổ lui ra. Dương Chấn là một ông quan thanh liêm và qua câu nói với Vương Mật, ông đã giữ gìn cái tâm của mình – không phải vì sợ người ta biết, người ta thấy– mà vì sự trong sạch của nó.
Trở lại những bài viết “ăn cắp”, chúng ta thật không khỏi đau lòng. Một em học sinh chép lại bài của bạn hay lật tài liệu trong lúc làm bài đã là hành vi xấu. Cho nên việc những người sẵn sàng lấy những câu chữ của người, lấy bài viết của người, rồi thản nhiên lấy tên mình đăng báo hoặc in sách, liệu có chấp nhận được không? Vấn đề không phải là cái kim trong bọc, chúng ta đăng báo, tức là có vô số người đọc, làm sao qua mắt được mọi người? Mà cho dù thiên hạ không biết thì vẫn còn “lương tâm ta biết”, chẳng là đủ lắm hay sao?
TRANG NGHI DUNG (Trà Vinh)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin