Người xưa đã từng nói: “Chim có đàn cùng hót, tiếng hót mới hay. Ngựa có “bạn” cùng đua, nước đua mới mạnh”. Thượng cầm hạ thú cũng có “bạn”, đã làm người sao lại không có “bạn bè”?
Người xưa đã từng nói: “Chim có đàn cùng hót, tiếng hót mới hay. Ngựa có “bạn” cùng đua, nước đua mới mạnh”. Thượng cầm hạ thú cũng có “bạn”, đã làm người sao lại không có “bạn bè”?
Chữ bè nằm liền sau chữ “bạn” không phải là tiếng đệm nói cho suông. Mỗi chữ đều có nghĩa riêng của nó.
Ngày trước muốn đưa nước vào ruộng, người ta dùng guồng xe nước để lấy nước từ sông lên. Để có thể dùng sức nước làm quay được các bánh xe, người ta đã đóng một hàng cừ ngăn ngang dòng sông, gọi là “bạn”. Còn “bè” là những thân cây được kết lại thả trôi theo dòng nước chảy. Bạn lúc nào cũng đứng yên một chỗ “bè” thì lại luôn luôn trôi xuôi theo dòng nước.
Người xưa đã ghép chữ “bạn bè” lại với nhau để chỉ cho tình nghĩa kết giao giữa người này với người nọ. Ấy là đã có hàm ý phân biệt giữa tốt và xấu.
Đối xử với nhau bằng sự chân tình, lúc giàu sang cũng như khi nghèo hèn, khi sung sướng cũng như lúc hoạn nạn đều biết nghĩ đến nhau, giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau thì đó mới thật là “bạn”. Trái lại, lúc giàu sang thì theo bưng bợ, khi tai nạn lại ngoảnh mặt làm ngơ đó chỉ là “bè”.
Trong cuộc sống hàng ngày, tìm được một người “bạn” không phải là dễ, nhưng muốn có “bè” thì thật vô khối.
Muốn có “bạn” tốt, chính mình phải chứng tỏ được mình là “bạn”. Đối xử với nhau chân tình từ “bè” cũng có thể trở nên “bạn”. Đối xử với nhau bằng sự lợi dụng thì bạn cũng hóa ra “bè”.
PHẠM THỊ KIM HOA (TP Hồ Chí Minh)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin