Sự “kỳ thị” phi lý!

10:05, 01/05/2012

Tôi có một người bạn là giáo viên dạy tiểu học. Do khoảng cách từ nhà đến trường không xa lắm (khoảng 3– 4km) nên hàng ngày bạn tôi đã chọn chiếc xe đạp làm phương tiện đến trường. Thế nhưng, có một số đồng nghiệp và phụ huynh tỏ vẻ “kỳ thị” khi thấy bạn tôi đi bằng xe đạp đến trường.

Tôi có một người bạn là giáo viên dạy tiểu học. Do khoảng cách từ nhà đến trường không xa lắm (khoảng 3– 4km) nên hàng ngày bạn tôi đã chọn chiếc xe đạp làm phương tiện đến trường. Thế nhưng, có một số đồng nghiệp và phụ huynh tỏ vẻ “kỳ thị” khi thấy bạn tôi đi bằng xe đạp đến trường.

Theo tôi được biết, nhà của bạn tôi thuộc gia đình khá giả và có xe gắn máy riêng. Nhưng, khi đi dạy thì hiếm khi bạn tôi đi xe máy đến trường, chỉ có đi công tác thì mới đi bằng xe máy. Bởi theo quan niệm của bạn tôi, đi bằng xe đạp rất có nhiều lợi ích. Một phần tiết kiệm được chi phí xăng, một phần vận động, tập thể dục giúp cho cơ thể luôn được khỏe mạnh…

Thế nhưng, một số người lại cho rằng bạn tôi keo kiệt, nhà có xe gắn máy mà lại không đi “từ nhà đến trường cách đâu bao xa, có tốn bao nhiêu là xăng mà tiết kiệm”. Hơn nữa, “thầy giáo mà ai lại đi xe đạp, coi kỳ lắm!”

Theo lời kể của bạn tôi, đã nhiều lần nghe những câu nói châm biếm, mỉa mai ấy nhưng anh nghĩ chuyện đó không có gì xấu nên coi như không có chuyện gì.

Làm giáo viên hay làm bất cứ ngành nghề nào đi chăng nữa, việc đi làm bằng xe đạp còn được khuyến khích vì những lợi ích thiết thực của nó nữa là khác, đâu thể gọi là xấu! Thiết nghĩ, quan niệm của bạn tôi là rất đúng và việc làm của anh ấy là đáng quý. Anh đã gạt bỏ mặc cảm trong cuộc sống để thực hiện “cần, kiệm” như lời Bác đã dạy. Nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, việc tiết kiệm là chuyện rất cần thiết đối với mọi người, dù chỉ là việc nhỏ.

NGUYỄN VĂN DÔ (Long Hồ)

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh