Chơi “bắn súng”- nguy hiểm khó lường

01:05, 22/05/2012

Đồ chơi là công cụ giúp cho trẻ có óc tư duy và sáng tạo. Hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện rất nhiều loại đồ chơi dành cho trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những đồ chơi có bổ ích, thực tế còn không ít đồ chơi mang tính bạo lực gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ và có thể xảy ra nguy hiểm khó lường. Trong số những đồ chơi mang tính bạo lực đó, đáng lưu tâm là súng.

Đồ chơi là công cụ giúp cho trẻ có óc tư duy và sáng tạo. Hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện rất nhiều loại đồ chơi dành cho trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những đồ chơi có bổ ích, thực tế còn không ít đồ chơi mang tính bạo lực gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ và có thể xảy ra nguy hiểm khó lường. Trong số những đồ chơi mang tính bạo lực đó, đáng lưu tâm là súng.

Những đứa trẻ ở xóm tôi có thói quen là mỗi buổi chiều, sau giờ tan học, cơm nước xong là các em thường tụ tập thành nhóm cùng chơi với nhau. Đã có biết bao trò chơi được các em “triển khai” cho các bạn cùng chơi. Mới đây, tôi phát hiện một trò chơi mới (ở xóm tôi): trò chơi bắn súng. Các em chạy đuổi nhau rồi “cầm súng, lên đạn, bóp cò” và trong giây lát đã nghe có tiếng khóc hu hu…

Thấy có chuyện nên tôi ra tìm hiểu thì được em Thanh Thuận (ở cạnh nhà tôi)– một học sinh lớp 5, cho biết: Trong nhóm có 3 cây súng và đang chơi trò “bắn súng”, bạn nào bị bắn trúng thì sẽ thua và phải làm “bia” chạy cho bạn khác bắn.

Tôi thấy bất ngờ nên tôi gặng hỏi: “Đồ chơi này ở đâu mà các em có?”

Một em nhanh miệng trả lời: “Cây súng này em mua ở một tiệm bán đồ chơi gần trường. Chỉ có 25 ngàn đồng là có được một cây súng như ý và vài viên đạn”.

Một em khác ngắt lời: “Chủ tiệm bán súng mà tiết kiệm quá, cho có vài viên, bắn không đủ đâu vào đâu. Tụi em phải tốn tiền mua thêm đạn, 3 ngàn đồng mà chỉ có 60 viên”.

Qua quan sát của tôi, mỗi một hộp đạn có khoảng 17– 20 viên. Khi có đầy đủ đạn thì có thể “lên đạn và bóp cò”. Các đạn có chỉ 3 màu (màu cam, tím và xanh) và được làm từ chất liệu rất cứng. Do đó, khi bắn trúng phải người thì rớm máu chớ chẳng chơi. Đặc biệt, khi các em chơi bắn súng lỡ không may viên đạn trúng phải mắt thì nguy hiểm biết bao! Hơn nữa, đây là một trò chơi mà các em không chỉ chơi ở nhà, ở xóm mà còn “xuất chiêu” ở trong trường học, nhất là trong giờ ra chơi.

Thiết nghĩ, đây là một trong những trò chơi có tính nguy hiểm. Do đó, gia đình và nhà trường cần sớm phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, nhằm đảm bảo sự an toàn cho các em trong vui chơi cũng như góp phần hình thành nhân cách sống cho trẻ.

Nguyễn Văn Dô (Long Hồ)

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh