Hiệu quả khoa học công nghệ ngày càng rõ rệt

Cập nhật, 15:28, Thứ Ba, 12/01/2021 (GMT+7)

 

Chủ tịch UBND tỉnh- Lữ Quang Ngời tham quan Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ Vĩnh Long.
Chủ tịch UBND tỉnh- Lữ Quang Ngời tham quan Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ Vĩnh Long.

Hình thành và phát triển trong hơn 40 năm qua, ngành khoa học- công nghệ không ngừng lớn mạnh. Đóng góp tích cực và có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội địa phương.

Hiệu quả phục vụ của khoa học công nghệ ngày càng rõ rệt

Ủy ban Khoa học- Kỹ thuật tỉnh Cửu Long được thành lập ngày 7/5/1979. Sau nhiều lần đổi tên, nay là Sở Khoa học- Công nghệ Vĩnh Long.

ThS. Nguyễn Văn Tùng- Giám đốc Sở Khoa học- Công nghệ đánh giá, ngành khoa học công nghệ của tỉnh trong thời gian qua từng bước được quan tâm đầu tư với kinh phí ngày càng tăng; đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực khoa học công nghệ phát triển nhanh về số lượng, chất lượng.

Từ đó, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, đáp ng nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học công nghệ trong hội nhp kinh tế quốc tế. Tỉnh Vĩnh Long cũng đã tạo dựng được mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và hiệu quả với các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức khoa học công nghệ trong và ngoài tỉnh, từ đó huy động được nhiều nguồn lực khoa học công nghệ đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội tỉnh nhà…”- ThS. Nguyễn Văn Tùng chia sẻ.

Theo đó, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ luôn bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội và yêu cầu nhiệm vụ mới. Đặc biệt là tập trung triển khai các chương trình, đề tài, dự án, các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ gắn với các chương trình, kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Hàng năm, có khoảng 13 đề tài, dự án được thực hiện trên các lĩnh vực. Qua đó, cung cấp luận cứ khoa học cho các quyết sách, chủ trương, quy hoạch, kế hoạch phát triển vào quá trình lãnh- chỉ đạo của địa phương, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tích cực hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế.

Hơn 40 năm qua, ngành đã triển khai trên 800 đề tài, dự án cấp bộ và cấp tỉnh. Trong đó, có 4 dự án thuộc Chương trình nông thôn- miền núi của Bộ Khoa học- Công nghệ; trên 1.100 văn bằng về sở hữu trí tuệ; quản lý an toàn bức xạ 33 cơ sở; 235 cơ quan hành chính nhà nước áp dụng TCVN ISO 9000:2008; trên 100 cơ sở, doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, chứng nhận chất lượng;… hoạt động hợp tác khoa học công nghệ ngày càng hiệu quả.

Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên được chọn để tư vấn, hỗ trợ đầu tư trang thiết bị cũng như hỗ trợ xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường, Cơ sở sản xuất bún Ba Khánh (TP Vĩnh Long) từng bước khẳng định tên tuổi trên thị trường, nhất là sự tin tưởng của khách hàng đối với một sản phẩm sạch, hương vị truyền thống nhưng mang yếu tố sản xuất hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ cao.

Bà Lưu Kim Phụng- chủ cơ sở-cho biết nhờ sự hỗ trợ tận tình của các ngành chức năng, đặc biệt là ngành khoa học công nghệ mà thương hiệu bún Ba Khánh vươn tầm khỏi địa phương: “Hiện sản phẩm của cơ sở đã có mặt ở hầu hết các siêu thị lớn và ở các tỉnh miền Trung. Điều này có thể khẳng định sức mạnh của thương hiệu cũng như hiệu quả rõ rệt của việc ứng dụng khoa học công nghệ và sản xuất”.

Tại Công ty TNHH MTV Thực phẩm sạch An An (xã Mỹ Phước- Mang Thít), việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đã trở thành chìa khóa quan trọng giúp đa dạng hóa sản phẩm cũng như tăng năng suất, chất lượng. Hiện tại, sản phẩm Snack nấm bào ngư xám của công ty vừa đạt chứng nhận Dự án khởi nghiệp tiêu biểu vùng ĐBSCL 2020 (Techfest Mekong 2020). Đây cũng là dự án duy nhất của tỉnh Vĩnh Long đạt giấy chứng nhận này.

Theo chị Cao Thúy An- Giám đốc công ty, nhu cầu về thực phẩm sạch là rất lớn và mô hình nông nghiệp công nghệ cao đang thu hút nhiều người tham gia. Tại đơn vị, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm của mình.

Phát triển khoa học công nghệ bền vững

Theo ông Nguyễn Văn Tùng, thời gian ti ngành khoa học công nghệ sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, đề án mới để phục vụ có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp, nông nghip, xây dựng nông thôn mới, chăm sóc, bảo vệ và ng cao sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường…

Các mặt công tác khác thuộc ngành khoa học công nghệ cũng sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả, nâng cao trình độ công nghệ doanh nghiệp trên các phương din nhân lực, tổ chức và trang thiết bị, khuyến khích doanh nghiệp nâng cao trình độ công nghệ…

Sẽ duy trì mối quan hệ hợp tác phát triển khoa học công nghệ với các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức khoa học công nghệ trong và ngoài tỉnh. Gắn hoạt động nghiên cứu khoa học với đào tạo ngun nhân lực khoa học công nghệ của tỉnh, gắn hoạt động nghiên cứu khoa học với phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước hình thành các doanh nghiệp khoa học công nghệ trong tỉnh…”- ThS. Nguyễn Văn Tùng nói về định hướng tới.

Ngành khoa học công nghệ sẽ tập trung triển khai thực hiện các đề án, dự án: Phát triển khoa học công nghệ; Phát triển Công nghệ sinh học; Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; Kế hoạch về xây dựng và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh; Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp; Tổ chức thực hiện về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025.

Bài, ảnh: NGUYN DUY