Trung Quốc đưa động- thực vật lên Mặt trăng canh tác

Cập nhật, 04:16, Thứ Bảy, 04/05/2019 (GMT+7)

Tàu vũ trụ Chang’e-4 của Trung Quốc đã đưa thực vật và động vật lên Mặt trăng canh tác cho “Cung điện Mặt trăng” trong tương lai.

Cũng như theo dõi bức xạ và thí nghiệm khoáng vật học, đầu dò Chang’e-4 chứa hạt khoai tây, trứng tằm và hạt arabidopsis- những cây liên quan đến bắp cải và mù tạt thường được các nhà sinh học sử dụng như một mô hình cho phương pháp thực vật trong các môi trường khác nhau.

Các hạt và trứng được giữ trong một hộp hình trụ nhỏ và dự kiến sẽ phát triển bên trong thùng chứa 0,8 lít.

“Sinh quyển mini Mặt trăng” là một phần của các nghiên cứu sinh học của Bắc Kinh trong không gian khi họ dự định xây dựng một căn cứ Mặt trăng và cuối cùng đưa con người lên Mặt trăng vào năm 2036.

Các nhà nghiên cứu hy vọng hạt giống khoai tây và arabidopsis sẽ phát triển trên Mặt trăng sau 100 ngày nữa, với quá trình được ghi lại trên máy ảnh và truyền đến Trái đất- theo báo cáo từ Huanqiu.com dẫn lời Tân Hoa Xã.

Trứng tằm cũng dự kiến sẽ nở thành ấu trùng trước khi phát triển thành sâu bướm tằm. Hộp thiếc 3kg được làm từ hợp kim nhôm đặc biệt, cao 18cm, với đường kính 16cm và thể tích ròng 0,8 lít. Cũng như hạt giống, nó chứa nước, dung dịch dinh dưỡng, không khí và thiết bị bao gồm một camera nhỏ và hệ thống truyền dữ liệu.

Các phi hành gia trước đây đã trồng cây trên Trạm vũ trụ quốc tế. Gạo và arabidopsis cũng được trồng trong phòng thí nghiệm không gian Tiangong-2 của Trung Quốc. Cả 2 thí nghiệm này đều được tiến hành trên quỹ đạo Trái đất thấp và trong những điều kiện rất khác nhau.

Ouyang Ziyuan- nhà vũ trụ học hàng đầu được mệnh danh là “cha đẻ của Chang’e”-nói rằng sự ra mắt của Chang’e 4 chỉ là khởi đầu cho các sứ mệnh không gian đầy tham vọng của Trung Quốc. Ouyang cho biết Trung Quốc đã lên kế hoạch đưa Chang’e 5 lên Mặt trăng vào năm 2019 để đào sâu vào bề mặt và đưa các mẫu địa chất trở lại Trái đất.

Ông cũng xác nhận kế hoạch của Trung Quốc đổ bộ lên Sao Hỏa vào năm 2020 và xây dựng căn cứ Mặt trăng gọi là “Cung điện Mặt trăng”.

Chang’e-4 được mô tả là “cực kỳ tham vọng” và được coi là một dấu hiệu cho thấy ý định ngày càng tăng của Trung Quốc để cạnh tranh với năng lực thám hiểm không gian của Mỹ, Nga và EU.

HẢI HUỲNH (Nguồn: Mail Online/News)